Tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Cư trú theo hướng “siết” điều kiện nhập cư vào các thành phố (TP) trực thuộc trung ương nhưng thảo luận tại tổ chiều qua (23/5) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú, vẫn có ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) băn khoăn về những “kẽ hở” có thể làm khó dân mà chỉ tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước…
Tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Cư trú theo hướng “siết” điều kiện nhập cư vào các thành phố (TP) trực thuộc trung ương nhưng thảo luận tại tổ chiều qua (23/5) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú, vẫn có ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) băn khoăn về những “kẽ hở” có thể làm khó dân mà chỉ tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước…
ĐB Đỗ Kim Tuyến (TP.Hà Nội) lo ngại về tính khả thi của các qui định về một số hành vi cấm trong dự thảo (như trường hợp khó xác định “tính trục lợi” của chủ hộ cho người khác nhập khẩu để trục lợi nên 1 hộ có diện tích hẹp vẫn cho nhiều người đăng ký mà không thể “bắt bẻ” được) nên đề nghị phải có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Băn khoăn về qui định “thời hạn sổ tạm trú” trong dự thảo Luật, ĐB Lê Văn Hoàng (TP.Đà Nẵng) cho rằng, “thủ tục này dễ gây khó khăn cho người dân, khó phát huy hiệu quả quản lý dân cư vì tất cả sẽ có xu hướng đăng ký 24 tháng để tránh làm thủ tục gia hạn dù không thực sự có nhu cầu tạm trú dài đến thế”.
Nhấn mạnh đến trách nhiệm của cán bộ đăng ký, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (TP.Hà Nội) nhận thấy, “Luật cần có cả qui định cấm đối với một số hành vi của những người có thẩm quyền cho đăng ký thường trú, tạm trú, chứ không chỉ cấm mỗi hành vi của công dân” vì thực tế, “nhiều người làm công tác này cứ “làm cho xong chuyện” đã cho đăng ký nhập khẩu mà không cần biết diện tích có đủ hay không, gây bức xúc trong nhân dân”.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội)
Đến từ một trong những TP trực thuộc TƯ, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Tp.Đà Nẵng) đề nghị bỏ qui định về “văn bản xác nhận về diện tích bình quân của chính quyền địa phương” vì qui định này “chỉ thuận lợi cho cơ quan nhà nước mà làm khó dân”. Theo ĐB Thúy, “nếu nghi ngờ không đủ diện tích bình quân thì cán bộ làm công tác đăng ký phải tự đi xác minh”.
Với ĐB Trần Ngọc Vinh (TP.Hải Phòng): “dự thảo Luật mới làm tốt việc tăng hiệu quả quản lý nhà nước mà chưa tạo điều kiện thực hiện quyền tự do cư trú của công dân”. Lý giải nguyên nhân chính khiến các TP trực thuộc T, nhất là Hà Nội và TP.HCM luôn phải chịu áp lực về dân số là việc cư trú ở “gắn với nhu cầu “kiếm sống”, ĐB Vinh nhận định, “siết” nhập cư vào các TP này theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú giờ mới làm chỉ còn là giải pháp tình thế, không thể áp dụng lâu dài”. Biện pháp tối ưu theo Trưởng đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng và một số ĐBQH khác là “phải tạo điều kiện phát triển ở các địa phương khác để người dân không cần phải di cư”.
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
(PLVN) - Ngày 10/1, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025.
(PLVN) -Ngày 9/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì Hội nghị triển khai công tác 2025 của Cục Kế hoạch – Tài chính. Cục trưởng Phan Anh Tuấn cùng tham dự Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 9/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Thanh tra Bộ Tư pháp. Chánh Thanh tra Nguyễn Hồng Diện cùng tham dự Hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTP về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước.
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.
(PLVN) -Ngày 8/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Bổ trợ tư pháp. Cục trưởng Lê Xuân Hồng cùng tham dự Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 8/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Văn phòng Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ với sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Vốn không nhiều đất và nghèo tài nguyên nhưng câu chuyện “lột xác” của đảo quốc sư tử Singapore luôn được xem như một kinh nghiệm điển hình về sự phát triển thành công của một quốc gia trong thế kỷ XX.
(PLVN) - Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.
(PLVN) - Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Nhà sáng lập, Chủ tịch WeLead, Thành viên sáng lập Mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam.