Luật An toàn thực phẩm vẫn “ì ra trên giấy”

Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực hơn hai năm, nhưng bất chấp việc có luật, bất chấp nỗ lực của cơ quan chức năng, thực phẩm “bẩn” vẫn tồn tại khiến người dân hoang mang.

Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực hơn hai năm, nhưng bất chấp việc có luật, bất chấp nỗ lực của cơ quan chức năng, thực phẩm “bẩn” vẫn tồn tại khiến người dân hoang mang.

Tang vật trong một vụ phát hiện bắt giữ thực phẩm bẩn...
Tang vật trong một vụ phát hiện bắt giữ thực phẩm bẩn...

Vấn nạn thực phẩm “bẩn”

Giờ không chỉ vào mỗi dịp cuối năm cận Tết, mà quanh năm, thực phẩm “bẩn”, không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan sau khi được “phù phép” tinh vi bằng các loại hóa chất (dù không biết chính xác tên nhưng ai cũng biết là độc hại) khiến người tiêu dùng dù thông minh đến đâu cũng phải ngậm ngùi “khuất mắt trông coi”, đành phải “liều mạng” mỗi khi ăn uống.

Công an Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh cứ vài ngày lại phát hiện, thu giữ trên đường vận chuyển hàng tấn nội tạng, thịt lợn, gà qua sơ chế, đóng vào các thùng xốp, ướp bằng dung dịch hoá chất chống phân hủy, cả những loại thực phẩm “cao cấp” như thịt nai, đà điểu, lạc đà… được “hô biến” từ thịt lợn. Lực lượng hải quan tại các cửa khẩu quốc tế cũng bắt giữ nhiều loại củ, quả chưa được kiểm dịch, gà thải, xúc xích hôi thối, nội tạng động vật…

Những vụ việc gà được “thổi lớn” bằng kháng sinh trong 45 ngày để cung ứng cho các cửa hàng, trứng gà giả, hoa quả ngâm hóa chất “để cả tháng không thối”, chuối, đu đủ “bơm” hóa chất qua một đêm đã chín vàng… là đề tại “nóng” tại bất kỳ diễn đàn nào.

Ngay Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận có hiện tượng sử dụng hóa chất lạ để ủ chín, làm đẹp chuối, đu đủ nhưng không hiểu lý do gì mà các “cơ quan chức năng chưa xác định chính xác loại hóa chất này”. Trong khi chờ các cơ quan chức năng công bố được loại hóa chất đó là gì, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân như thế nào thì hàng trăm nghìn quả chuối, quả đu đủ vẫn được ngang nhiên tiêu thụ tại các chợ dân sinh, siêu thị, các cửa hàng hoa quả… hàng ngày.

Trong khi đó, với lý do “các nước thành viên WTO cho rằng Việt Nam “không đưa ra được bất kỳ chứng cứ khoa học nào suốt hơn hai năm qua, kể từ khi có lệnh cấm vào tháng 7/2010 (do phát hiện một số lô hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm)” là vi phạm quy định của hiệp định SPS trong việc cấm nhập khẩu nội tạng trắng”, nên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Phó Thủ tướng đề xuất cho phép bắt đầu từ quý 1/2013 nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh (dạ sách trâu bò, dạ dày, tràng, tinh hoàn động vật và mề gà...).

Dù có “kèm” các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, nếu lệnh cấm được gỡ bỏ, như chỉ cho phép nhập từ các nước đã thỏa thuận và thống nhất với VN về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; tất cả lô hàng nhập đều phải được giám sát và lấy mẫu 100% số lô hàng để kiểm tra, hàng không đạt yêu cầu hoặc có nguồn gốc từ nước chưa được phép sẽ bị buộc tái xuất…, nhưng công văn này vẫn bị các chuyên gia và dư luận buộc tội “mở đường cho thực phẩm “bẩn” công khai tấn công sức khỏe cộng đồng” bởi hầu như những nước xuất khẩu nội tạng là do thị trường trong nước không tiêu thụ và nội tạng chứa rất nhiều yếu tố gây hại cho sức khỏe con người.

Bao giờ Luật mới “từ giấy bước ra”?

Một trong những quyền của người tiêu dùng thực phẩm theo khoản 1, Điều 9 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010 là được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm.

Song thực tế, việc cơ quan chức năng “lên tiếng” đối với những thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm, hay áp dụng các biện pháp để “xử lý nghiêm” như tuyên bố trước mỗi đợt cao điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm thì hoàn toàn… chậm chạp hoặc “trôi vào hư vô”, để mặc người dân “sống hay chết là do có thông minh khi lựa chọn sản phẩm, hàng hóa hay không”.

Từ những thông tin của các Bộ chức năng tại cuộc giao ban trực tuyến của Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố về an toàn vệ sinh thực phẩm đầu tháng vừa qua và trách nhiệm của các Bộ Y tế, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công thương, Ủy ban nhân dân các cấp trước sức khỏe của hơn 80 triệu người dân; cho thấy rõ ràng công tác quản lý, kiểm soát, kiềm chế, ngăn chặn thực phẩm “bẩn” hay rộng hơn là thực hiện đúng qui định của pháp luật về an toàn thực phẩm chưa đạt hiệu quả.

Điều 6 Luật an toàn thực phẩm đã qui định rõ về “xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính “được áp dụng không quá 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm”. Điều đáng nói là thực phẩm “bẩn” sẽ chẳng bao giờ đáng giá nên dù có phạt 7 lần, thậm chí 70 lần cũng chẳng có tác dụng răn đe gì.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm, một nguyên nhân của tình trạng này là việc xử phạt các sai phạm về an toàn thực phẩm tại tuyến cơ sở, nhất là xã, phường, còn buông lỏng, đa số chỉ nhắc nhở.

Bên cạnh đó, qui định “bị truy cứu trách nhiệm hình sự” được đưa ra cho có vậy thôi chứ chưa có chủ hàng hay người vận chuyển nào bị truy cứu dù kinh doanh thực phẩm “bẩn”. Năm 2012, cả nước vẫn xảy ra 168 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó số vụ ngộ độc thực phẩm tại gia đình tăng 16 vụ so với năm 2011, số người mắc tăng 643, số người nhập viện tăng 308, chủ yếu liên quan rượu, nấm, bánh trôi ngô và 28 người đã tử vong.

Và hậu quả của “phép so sánh” giữa lợi nhuận “khủng” và “cùng lắm mất mấy triệu tiền phạt” nên nhiều người vẫn lao vào buôn bán loại hàng độc hại này, còn người dân phải chịu hậu quả khi cơ quan chức năng không thể làm gì được thực phẩm “bẩn”; còn các qui định “cứng rắn” của Luật an toàn thực phẩm vẫn cứ “ỳ ra trên giấy”.

Hải Nhật

Tin cùng chuyên mục

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Đọc thêm

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.