Lợi và hại của nước đá

Nước đá không làm hết khát mà còn gây nhiều bệnh gây hại sức khỏe. Tuy nhiên, nước đá cũng có những lợi ích mà có thể bạn chưa biết.

Nước đá không làm hết khát mà còn gây nhiều bệnh gây hại sức khỏe. Tuy nhiên, nước đá cũng có những lợi ích mà có thể bạn chưa biết.

Giảm đau tại chỗ

Bạn có thể dùng nước đá để giảm đau tại chỗ bị thương. Chẳng hạn, khi bị dằm đâm vào ngón tay, hãy dùng nước đá chườm ngoài để làm tê lạnh chỗ bị thương, sau đó mới khêu gai ra, bạn sẽ không hề bị đau.

Cầm máu

Khi bị chấn thương, bạn nên dùng nước chườm lên chỗ bị thương để cầm máu và giảm nhẹ mức độ chảy máu. Nếu vết thương không lớn, bạn có thể dùng nước đá xoa lên bề mặt, nó giúp cho vùng da bị thương co lại, cầm máu rất tốt. 

Trị ngứa do côn trùng đốt

Nếu bị côn trùng đốt, bạn có thể dùng đá lạnh đặt trực tiếp lên chỗ bị đốt. Cách làm này vừa trị ngứa, vừa ngăn ngừa chất độc từ côn trùng lan rộng. Tuy nhiên, thời gian mỗi lần đặt đá trực tiếp lên da không được quá 30 phút, nếu không sẽ gây tổn thương cho da.

Dưỡng da

Các chuyên gia về sắc đẹp khuyên chúng ta nên rửa mặt buổi sáng bằng những viên đá được làm từ nước các loại hoa quả thay cho nước lã. Những viên đá lạnh buốt này sẽ làm trẻ hoá làn da, xoá đi những vết nhăn, và má hồng một cách tự nhiên.

Bạn dùng khăn vải bọc viên đá rồi đặt lên vùng mắt. Giữ như vậy trong khoảng 10 phút, vết thâm quầng quanh mắt sẽ dần dần tan biến.

Se khít lỗ chân lông

Lấy một cục đá sạch chà xát lên da hằng ngày sẽ làm lỗ chân lông nhỏ lại. Đá lạnh khiến lớp biểu bì trên da co lại giúp bạn se khít lỗ chân lông mà không cần phải kỳ công chăm sóc.

Làm giảm mỡ bụng

Nước đá làm quá trình đốt mỡ hoạt động mạnh hơn và củng cố các mô liên kết ở bụng khá tốt. Để đạt được điều đó bạn hãy dùng các mẩu nước đá chà lên bụng để đạt được hiệu quả như ý.

Những mối nguy hại từ nước đá

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cảnh báo, uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác "khát" nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều.

Nước đá có thể chỉ làm giảm cơn khát và nóng nực của bạn trong một thời gian ngắn. Nhưng nếu lạm dụng nước đá nó sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.

Tăng nguy cơ viêm họng: Việc uống nước đá sẽ làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, gây tình trạng khô, rát họng, tăng tiết nhầy gây vướng, phải khạc nhổ nhiều dẫn đến viêm họng.

Làm hỏng men răng: Uống nước đá có thể làm hỏng men răng, thậm chí nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt ( nhiệt độ thay đổi đột ngột). Thói quen nhai đá còn có thẻ làm răng bị gãy hoặc lung lay.

Nguy cơ nhiễm khuẩn: Nước đá thường rất dễ nhiễm bẩn. Khi đá tan, vi khuẩn sẽ tấn công cơ thể, gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho bạn.

Giảm sức đề kháng: Khi uống nhiều nước đá, cơ thể phải hao phí năng lượng hóa giải chất lạnh, giảm sức đề kháng nên càng lúc càng suy yếu và sinh bệnh.

Ảnh hưởng lưu thông máu: Uống nước đá khiến mạch máu co lại, giảm máu đi nuôi niêm mạc, ảnh hưởng tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy.

PLCN

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.