Lợi trăm bề từ BHYT cho học sinh, sinh viên

Học sinh được khám bệnh theo thẻ BHYT .(Ảnh minh họa)
Học sinh được khám bệnh theo thẻ BHYT .(Ảnh minh họa)
(PLO) -Thời gian qua, chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT) đã thật sự phát huy hiệu quả. Những thay đổi từ thủ tục khám, chữa bệnh, thủ tục thanh toán BHYT... trong thời gian gần đây đều nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp, đã cho thấy bước nhảy vọt trong nhận thức của phụ huynh, học sinh, sinh viên khi tự ý thức chủ động tham gia BHYT.

An tâm hơn khi có thẻ bảo hiểm y tế

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 31/10/2017, số người tham gia BHXH bắt buộc là 13,21 triệu người, bảo hiểm thất nghiệp 11,4 triệu người, BHXH tự nguyện là hơn 220 nghìn người. Số người tham gia BHYT đạt gần 80 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT gần 86% dân số.

Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn khẳng định, chính sách BHXH, BHYT thể hiện rõ tính nhân văn trong chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Chính sách được xây dựng để bảo vệ con người trước những nguy cơ, rủi ro do ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, già cả, đồng thời mọi người cùng chia sẻ theo hướng số đông bù số ít. 

Nguyễn Thị Thiện sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ: “Trong lúc viện phí tăng nhiều so với trước đây, thẻ BHYT được xem là giải pháp cứu cánh của nhiều gia đình và chính bản thân sinh viên chúng em khi chẳng may mắc phải bệnh tật. Có thẻ bảo hiểm, em đỡ lo hơn nhiều”.

Thẻ BHYT đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh – sinh viên. Thông qua thẻ BHYT, nhiều gia đình đã giảm được gánh nặng tài chính khi con em chẳng may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo, có trường hợp chi phí khám và điều trị bệnh lên đến hàng trăm triệu đồng.

Đối với nhiều phụ huynh, thẻ BHYT không chỉ thể hiện trách nhiệm cộng đồng, thể hiện tinh thần chung sức “mình vì mọi người, mọi người vì mình” mà đó còn là giải pháp để phòng ngừa rủi ro nếu chẳng may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị lớn. Với việc tham gia BHYT, học sinh, sinh viên được khám chữa bệnh trực tiếp ở các cơ sở y tế, đồng thời góp phần xây dựng y tế học đường, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trường học. 

Có rất nhiều cha mẹ thấu hiểu lợi ích cho con khi tham gia BHYT. Chị Nguyễn Thị Xoan (Cầu Giấy) cho biết, thẻ BHYT là cứu tinh cho gia đình chị. “Con tôi khi học lớp 4 đang chạy nhảy ở sân trường bỗng dưng ngất xỉu, đưa đi cấp cứu thì hóa ra cháu bị bệnh máu nhiễm khuẩn phải nhập viện gấp để lọc máu viện phí lên tới hàng trăm triệu đồng. Rất may vì cháu có thẻ BHYT nên đã được chi trả 80%, gia đình chỉ lo thêm số tiền nhỏ còn lại. Hai vợ chồng đều là cán bộ văn phòng, lương tháng vài triệu chi tiêu sinh hoạt cho gia đình tiết kiệm mới vừa đủ, nếu giờ phải vay mượn thêm cả trăm triệu đồng để chữa bệnh cho con chắc phải còng lưng trả nợ” - chị Xoan nói.

Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Theo thông tin từ BHXH, số người tham gia BHYT hiện đạt gần 80 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT gần 86% dân số. Luật BHYT quy định, học sinh, sinh viên thuộc diện bắt buộc phải tham gia. Ngoài việc được Quỹ BHYT chi trả đến 80% chi phí khám, chữa bệnh, nhóm học sinh, sinh viên đang hưởng thụ nhiều lợi ích từ việc khám, chữa bệnh bằng BHYT hơn hẳn các nhóm khác. Theo quy định, học sinh, sinh viên khi mua BHYT sẽ được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 7,5% học sinh, sinh viên chưa tham gia, tập trung chủ yếu vào sinh viên từ năm thứ 2 trở đi.

TSKH Ngữ văn Đoàn Hương, giảng viên Khoa Báo chí và truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhận định: “Các em sinh viên có thể mua chiếc áo 400 nghìn đồng thì việc bỏ ra 400 nghìn đồng để tham gia BHYT sao lại kỳ kèo, thiệt hơn. Bệnh tật, ốm đau không ai có thể biết trước và phòng tránh được, nếu không phải dùng đến thẻ BHYT là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với mỗi gia đình, nhưng không phải vì thế mà không tham gia, rủi ro có thể ập đến với mỗi người bất cứ lúc nào”.

Mặc dù không phủ nhận vai trò của thẻ BHYT nhưng theo nhiều người dân, một trong những cách tốt nhất để tăng độ bao phủ BHYT, BHXH là làm sao để người dân được tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh nhanh gọn, thuận tiện nhất. “Mua thẻ BHYT cũng là một cách tiết kiệm, để dành cho lúc ốm đau. Nhưng theo tôi, Nhà nước cũng cần phải quyết liệt với tình trạng có nhiều bệnh viện đối xử với người bệnh có thẻ BHYT. Nhiều người không mua BHYT vì ghét sự phân biệt này dù rằng họ vẫn biết tầm quan trọng của BHYT. Trong khi hô hào, vận động mọi người dân mua BHYT, mà đến bệnh viện thì bị thờ ơ lạnh nhạt, khi đó có bỏ tiền ra mua BHYT, họ cũng không thấy hài lòng”, một phụ huynh chia sẻ. 

Nói rõ hơn về vấn đề này, lãnh đạo BHXH Việt Nam cho rằng, tuy Việt Nam có bước nhảy vọt và đạt được kỳ tích, nhưng so với mục tiêu Nghị quyết 21, có một số chỉ tiêu chưa đạt được. Bên cạnh đó, vẫn cần tìm nhiều giải pháp để phát triển chính sách bền vững. BHXH Việt Nam sẽ ghi nhận những ý kiến, khó khăn, vướng mắc, băn khoăn của các sinh viên, nhà trường cũng như phụ huynh để điều chỉnh chính sách thực hiện, tạo nên tính hấp dẫn cao hơn trong chính sách BHXH, BHYT. Đồng thời, sinh viên là nhóm có khả năng nhận thức cao, hơn ai hết phải là những người nhận thức rõ hơn trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện luật, trước mắt là Luật BHYT và sau này là Luật BHXH, thực hiện trách nhiệm xã hội, góp phần xây dựng một chính sách nhân văn, qua đó xây dựng đất nước công bằng, văn minh.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.