Lợi nhuận quý II của VPBank tăng gần 44% so với quý I

Lợi nhuận quý II của VPBank tăng gần 44% so với quý I
(PLVN) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2019, với mức tăng trưởng mạnh ở cả lợi nhuận và tổng thu nhập hoạt động.
Các số liệu hợp nhất của ngân hàng cho thấy, trong nửa đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động đạt lần lượt là 11,1% và 14,4% so với cuối năm 2018. Tổng thu nhập hoạt động 6 tháng đầu năm đạt 16.832 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4.343 tỷ đồng.
Nếu không tính khoản thu nhập bất thường từ hợp đồng hợp tác bảo hiểm được ghi nhận vào 6 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của VPBank trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng 23,3% và 23,4% so với cùng kỳ. Nếu tính riêng kết quả quý II thì doanh thu và lợi nhuận của VPBank đã tăng 11,4% và 43,6% so với quý I năm nay, lần lượt đạt 8.869 tỷ đồng và 2.560 tỷ đồng.
Thu nhập từ lãi thuần vẫn là nguồn doanh thu chính của ngân hàng hợp nhất trong 6 tháng đầu năm, đạt 14.451 tỷ đồng, với sự đóng góp tích cực từ các phân khúc kinh doanh chiến lược như bán lẻ, tài chính tiêu dùng và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đặc biệt, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng hợp nhất trong quý II tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh từ đầu năm, đạt hơn 1.234 tỷ đồng, tăng 104,2% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng 36,8% so với quý I.
Chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) hợp nhất tại ngày 30/6/2019 đạt 35,8%, giảm gần 2% so với quý I và ở mức thấp so với toàn hệ thống. Hệ số doanh thu trên tổng tài sản đạt mức 9,7%, đây là mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại.
Ngoài ra, các chỉ số thể hiện hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh khác của VPBank như tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) vẫn ở mức khá cao trên thị trường, lần lượt là 9,4%, 19% và 2,1%. Hệ số an toàn vốn theo chuẩn Basel II đạt 11,2% và nếu tính theo Thông tư 36 là 12,3%, duy trì ở mức cao so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Xét về kết quả kinh doanh của ngân hàng riêng lẻ, quý II 2019 VPBank cũng đạt được nhiều chỉ số ấn tượng. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động đạt lần lượt 11,6% và 14% so với cuối năm 2018. Doanh thu đạt 7.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.225 tỷ đồng, tăng lần lượt 23,5% và 14% so với cùng kỳ năm 2018, nếu không tính khoản thu nhập bất thường từ hợp đồng hợp tác bảo hiểm và lợi nhuận công ty con chuyển về.
Đáng chú ý, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 54% và thu từ nợ đã xử lý rủi ro tăng 128% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chỉ số CIR đã giảm từ mức 42,2% cuối quý I xuống còn 41,3% cuối quý II.
Một trong những điểm sáng trong hoạt động của Ngân hàng 6 tháng đầu năm là việc đẩy mạnh công tác xử lý dư nợ VAMC. Tính đến thời điểm 30/6/2019, VPBank đã xử lý được hơn 50% dư nợ VAMC so với thời điểm cuối 2018, và theo kế hoạch thì đến cuối năm 2019, VPBank sẽ xử lý được toàn bộ dư nợ VAMC và gia nhập nhóm ngân hàng không còn dư nợ VAMC trên hệ thống.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng riêng lẻ cũng giảm từ 2,6% ở thời điểm cuối tháng 3/2019 xuống còn 2,4% cuối tháng 6/2019, nhờ việc cải tiến khung quản trị rủi ro, áp dụng quy trình phê duyệt và xử lý tín dụng tự động, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu.
Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn việc áp dụng Thông Tư 41 theo chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel II, là cơ sở cho việc được phép điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng tín dụng từ 12% lên 16%; tiếp tục đẩy mạnh việc số hóa các sản phẩm, dịch vụ và quy trình; tiếp tục nắm giữ vị trí hàng đầu về phát hành mới và chi tiêu thẻ tín dụng.
Theo đại diện VPBank, kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2019 được coi là chỉ dấu tích cực xây dựng nền tảng cho một giai đoạn tăng trưởng mới của VPBank, trong bối cảnh ngân hàng đang thực hiện chương trình “Be Fit” tập trung vào ba mục tiêu: nâng cao hiệu suất lao động; tinh chỉnh cơ cấu tổ chức; tối ưu hóa quy trình và hệ thống hoạt động. Nhờ vậy, các chỉ số hiệu quả của VPBank vẫn nằm trong top các ngân hàng hàng đầu hệ thống.

Đọc thêm

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.