Lối đi ngay dưới chân mình

Cô giáo Hà Ánh Phượng
Cô giáo Hà Ánh Phượng
(PLVN) - 2020 là một năm vô cùng đặc biệt đối với cô Hà Ánh Phượng khi lần đầu tiên tên cô xuất hiện 2 lần trong danh sách đại diện duy nhất của Việt Nam trong hai sự kiện quốc tế. 

Đó là giáo viên Việt Nam duy nhất được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lựa chọn trong chương trình thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á cùng 5 em học sinh có thành tích xuất sắc trên cả nước, đồng thời cũng là giáo viên duy nhất của Việt Nam lọt vào Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu do Tổ chức Varkey Foundation đối tác của UNESCO có trụ sở tại London bầu chọn.

“Cháu về miền núi dạy Tiếng Anh cho ai?”

Cô giáo Hà Ánh Phượng (SN 1991, dân tộc Mường), giáo viên dạy tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Lớn lên ở vùng quê nghèo xã Thượng Long, một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ), học cấp 2 Phượng đã phải xa gia đình vào học tại trường nội trú của huyện. Phượng may mắn được cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Thu Trường chắp cánh ước mơ trở thành một giáo viên tiếng Anh.

Để rèn kỹ năng ngoại ngữ, Phượng và bạn cùng giao ước, hàng ngày chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Nếu ai nói tiếng Việt sẽ bị phạt rửa bát, ăn mỳ tôm. Phượng còn kết bạn ở Úc, rồi viết thư tay bằng tiếng Anh gửi cho bạn. Để tiết kiệm tiền gửi thư, mỗi lá thư, cô cố gắng viết thật dài, trò chuyện với bạn đủ điều để rèn luyện kỹ năng viết.

Năm 2009, khi đó cô Phượng ghi danh tên mình vào giải thưởng Hoa Trạng Nguyên - Giải thưởng nhằm vinh danh những gương mặt học sinh xuất sắc nhất khối trung học phổ thông trên cả nước. Cùng năm này, cô Phượng thi đỗ Trường Đại học Hà Nội với đam mê cháy bỏng trở thành một cô giáo dạy tiếng Anh để có cơ hội dạy cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số tại quê hương.

Trong suốt những năm tháng học đại học, Phượng đi làm gia sư, hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch. Thời sinh viên cô đã phiên dịch cho các đoàn đến từ 18 quốc gia. Năm thứ 4 đại học, nữ sinh dân tộc Mường nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn, trong đó có công ty dược nước ngoài mời cô đảm nhận vị trí phiên dịch kiêm giám đốc đại diện, với mức lương 1.500 USD.

“Bố mẹ tôi đều công tác trong ngành dược, đúng ra khi có cơ hội hấp dẫn đó, tôi sẽ theo nghiệp bố mẹ. Tuy nhiên, tôi đã từ chối, tiếp tục học lên thạc sĩ theo đuổi ước mơ trở về quê hương để làm cô giáo làng”, Phượng chia sẻ. 

Thời điểm ấy, nhiều bạn thân cùng học 7 năm dưới mái trường dân tộc nội trú đã thắc mắc: “Cậu có vấn đề gì à? Tại sao cậu lại trở về quê trong khi người ta đang muốn thoát ly ruộng đồng, vươn ra thành phố thì cậu lại về quê. Chắc chắn cậu sẽ bị tụt hậu đó”. Còn có người quen ở Hà Nội thì lại khuyên “Ở trên vùng núi, người dân tộc còn nói chưa sõi tiếng Kinh, cháu về đó dạy tiếng Anh cho ai?”…

 “Người ta thường nói dạy tiếng Anh cho học sinh người dân tộc thiểu số là một bất lợi. Nhưng tôi thì nghĩ hoàn toàn khác. Tôi luôn có niềm tin vào các em học sinh của mình. Bởi vì tôi tin rằng bất cứ các em học sinh dân tộc thiểu số nào khi được sinh ra bản thân các em học sinh đó đã là những đứa trẻ đa ngôn ngữ và việc học thêm một ngôn ngữ nữa là một lợi thế chứ không phải là bất lợi”, cô Phượng chia sẻ.

Vẫn muốn được là một cô giáo làng

Thời kỳ đầu mới về trường dạy, cô Phượng cũng day dứt tại sao trẻ em người dân tộc tại Sa Pa lại có thể nói tiếng Anh hồn nhiên, lưu loát đến thế, trong khi những em học sinh của mình cũng là những người dân tộc và những đứa trẻ đa ngôn ngữ lại không thể nói được.

Và cô nhận ra rằng sự khác biệt ở đây nằm ở hai chữ môi trường và quan điểm dạy học. Đó chính là Anh ngữ là sinh ngữ, là tiếng Anh cần phải có một môi trường để nó có thể tồn tại và đây cũng chính là cơ duyên dẫn cô đến mô hình học xuyên biên giới.

Bước ngoặt đến khi năm 2018, cô tham gia cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ cuộc thi này cô biết tới một diễn đàn toàn cầu của Microsoft - nơi các giáo viên khắp thế giới tham gia chia sẻ, hỗ trợ nhau. Từ đây, cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng xây dựng mô hình lớp học xuyên biên giới, kết nối học sinh của mình với giáo viên và học sinh các nước khác, gắn liền với nội dung bài học.

Phượng kể, cô đã dùng Skype để kết nối với giáo viên và học sinh ở nước ngoài trong cộng đồng giáo dục Microsoft. Cô đã thiết kế bài giảng, thiết kế các tiết học cho học sinh tự giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc, đặc sản vùng miền. “Thời gian đầu kết nối học sinh với thầy cô ở nước ngoài, học sinh của tôi rất nhút nhát. Thấy thầy giáo trên màn hình, có em thốt lên “ông Tây” rồi trốn đi vì sợ, nhiều em ngồi im”.

Lớp học xuyên biên giới.
Lớp học xuyên biên giới. 

Thế rồi, thông qua những bài giảng mở, những buổi học gần gũi, các em học sinh dân tộc thiểu số đã vượt qua nỗi mặc cảm, tự tin học, giao tiếp, kết nối với bạn bè khắp năm châu: “Hôm nay các em muốn đi đâu? Chúng ta hãy cùng dạo quanh một vòng và gặp gỡ các bạn tại khu ổ chuột, thành phố Mumbai, đất nước Ấn Độ nhé. Các em đã sẵn sàng giới thiệu đất nước Việt Nam đến các bạn ở Ấn Độ chưa?”. 

Đây là cách cô giáo Hà Ánh Phượng mở đầu một tiết học tiếng Anh tại Trường Trung học phổ thông Hương Cần (huyện Hương Sơn, tỉnh Phú Thọ).

Học sinh Việt Nam của cô giáo Phượng trong những bộ trang phục truyền thống bắt đầu gửi lời chào đến các bạn Ấn Độ. Tất cả được kết nối thông qua một chiếc máy tính nhỏ bằng tài khoản skype của Diễn đàn Giáo viên toàn cầu.

Nhiều câu hỏi được cô Phượng đặt ra để học sinh hai quốc gia có thể tương tác, giao lưu với nhau bằng tiếng Anh. Sai ở đâu cô chỉnh ở đó. Nhờ thế mà những tiết học tiếng Anh xuyên biên giới trở thành tiết học mà các bạn học sinh mong chờ nhất.

Những học sinh người Mường tự hào giới thiệu bản sắc, văn hóa quê hương. Còn đầu dây bên kia là những tiếng cười, những tràng vỗ tay thích thú. Khoảng cách về địa lý, màu da… được xóa nhòa.

So với phương pháp dạy tiếng Anh khác, phương pháp này chỉ cần một chiếc laptop, một tài khoản skype của Diễn đàn Giáo viên toàn cầu là có thể kết nối với học sinh, giáo viên trên toàn thế giới. Cô dạy trực tuyến miễn phí cho trẻ em ở nhiều quốc gia; dạy văn hóa Việt Nam cho những trẻ em gốc Việt ở California (Mỹ).

Sáng Chủ nhật hàng tuần, cô dạy cho trẻ em ở các khu ổ chuột tại Ấn Độ. Năm 2020, dự án mang tên “Nói không với ống hút nhựa” của cô đã lan tỏa đến 40 quốc gia, qua đó truyền thông điệp bảo vệ môi trường, hạn chế dùng đồ nhựa.

Hiện, cô triển khai dự án phòng, chống bạo lực trong không gian mạng và đã cho ra đời bộ cẩm nang hướng dẫn các em học sinh cách tự bảo vệ mình. Có rất nhiều cạm bẫy trên không gian mạng luôn rình rập các em học sinh. Khi tiến hành khảo sát thực tế, có đến 2/3 học sinh cho biết từng bị bắt nạt trên không gian mạng, cô Phượng chia sẻ.

 “Thế hệ chúng tôi không có điều kiện và may mắn được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền giáo dục khác nhau. Vì thế tôi luôn mong muốn các em học sinh của mình có nhiều cơ hội hơn để làm giàu vốn tri thức, văn hóa, nếp sống… trở thành những công dân toàn cầu trong thời đại mới”, cô Phượng chia sẻ. 

“Lọt vào Top 50, rồi Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 do Quỹ Varkey bình chọn, tôi nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn từ các đơn vị, tổ chức uy tín trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn được làm cô giáo làng, tiếp tục lan tỏa niềm yêu thích học ngoại ngữ cho học sinh và thực hiện các dự án xã hội, truyền đi giá trị tích cực trong cộng đồng”… Với cô giáo Phượng, thành phố hay nông thôn không quan trọng, mà việc ngừng học của giáo viên mới là tụt hậu… 

Đọc thêm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.