Lo ngại tình trạng nhiều người test nhanh tại nhà kết quả dương tính rồi tự đến bệnh viện khám sàng lọc

0:00 / 0:00
0:00
Những ngày gần đây, tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) xuất hiện tình trạng nhiều người dân tự test nhanh SARS-CoV-2 tại nhà cho kết quả dương tính nhưng không báo với địa phương mà đi thẳng đến bệnh viện để khám sàng lọc, gây nguy cơ quá tải cho bệnh viện.

Khu vực khám sàng lọc của Bệnh viện Thanh Nhàn ghi nhận nhiều người có triệu chứng tới khám sàng lọc.

Nguy cơ lây nhiễm và quá tải

Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức tại khu vực khám sàng lọc COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn có khá đông người dân đến khám với các triệu chứng: Sốt, đau họng; cũng có trường hợp đi khám bệnh ngẫu nhiên được test nhanh ra kết quả dương tính với SARS-CoV-2 được chuyển tới khu sàng lọc.

Bệnh nhân T.V.T (74 tuổi, ở Lê Thanh Nghị, Hà Nội) xuất hiện tình trạng đau họng, ho nên đến Bệnh viện Thanh Nhàn để khám thì được nghi ngờ, làm test nhanh cho kết quả dương tính và đưa vào khu vực sàng lọc của bệnh viện.

“Tôi chỉ thấy biểu hiện đau họng, ho sáng nay tôi tự đi xe đạp vào bệnh viện để khám lấy thuốc thì có kết quả như vậy, bây giờ tôi cũng thấy rất lo lắng”, bệnh nhân T.V.T chia sẻ.

Qua quan sát của phóng viên, cũng có những người dân đến khám đã chuẩn bị sẵn đồ đạc, tư trang để phòng trường hợp nếu dương tính sẽ ở lại điều trị.

Người dân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, những ngày gần đây có những trường hợp người dân tự mua test nhanh về thử tại nhà cho kết quả dương tính và cũng tự di chuyển đến bệnh viện để khám sàng lọc.

Trao đổi về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên phòng chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: “Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Hà Nội, nhiều người dân đã tự mua test nhanh tại nhà để làm xét nghiệm. Tuy nhiên, một số trường hợp có kết quả dương tính nhưng không thông báo với chính quyền địa phương, Trung tâm Y tế tại địa bàn mà tự ý tới Bệnh viện Thanh Nhàn để khám sàng lọc. Những hợp như vậy rất nguy hiểm vì bệnh nhân tự di chuyển cả quãng thời gian dài, có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, đặc biệt là có thể gây ra tình trạng quá tải cho bệnh viện”.

Theo đó, có những ngày Bệnh viện Thanh Nhàn ghi nhận trên 20 bệnh nhân tự làm test nhanh dương tính đến khám để được tiếp nhận và làm xét nghiệm PCR. Điều này gây quá tải cho bệnh viện, nguy cơ lây nhiễm cao cho khu vực cách ly.

“Hầu như các trường hợp có kết quả test nhanh dương tính đến khám, khi được làm PCR có tới 99% là có kết quả khẳng định dương tính”, BS. Nguyễn Thu Hường cho biết.

Theo đó, tại khu vực khám sàng lọc của bệnh viện đã có sự phân luồng, tuy nhiên với mức độ người dân đến ồ ạt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phân luồng cũng như thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm PCR của người bệnh.

Người dân tới đây được phân luồng ngay từ đầu để tránh lây nhiễm.

Người dân cần bình tĩnh, thông báo cho địa phương

Theo BS. Nguyễn Thu Hường, những trường hợp tự đến bệnh viện sau khi có kết quả test nhanh tại nhà dương tính là những trường hợp có triệu chứng nhưng chưa được khẳng định. Khi bệnh nhân tự đến, bệnh viện tiếp nhận và cho làm xét nghiệm PCR. Nếu kết quả dương tính, bệnh viện sẽ phân tầng: Nếu bệnh nhân thuộc tầng 1 (mức độ nhẹ) sẽ chuyển tới các cơ sở thu dung bệnh nhân tầng 1; bệnh nhân thuộc diện từ tầng 2, tầng 3 (triệu chứng nặng), bệnh viện vẫn tiếp nhận điều trị như bệnh nhân ở nơi khác chuyển tới.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo, với những người test nhanh dương tính tại nhà cần khẩn trương khai báo với y tế phường, Trung tâm Y tế nơi bệnh nhân sinh sống để được báo với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và xử lý phù hợp. Trong thời gian chờ đợi, người bệnh phải liên hệ chặt chẽ với cán bộ y tế phường để xem mình có triệu chứng gì, có nặng hay không để được can thiệp y tế kịp thời. Người dân vẫn phải chờ kết quả PCR, sau đó nếu dương tính, cán bộ y tế phường sẽ hướng dẫn phân tầng, chuyển tới nơi thu dung để bệnh nhân được điều trị đúng tầng, tránh quá tải cho cơ sở y tế.

Cũng theo BS. Nguyễn Thu Hường, với các bệnh nhân thể nhẹ, tâm lý khi mắc bệnh họ mong muốn được đến cơ sở y tế tốt để điều trị. Tuy nhiên, với khuyến cáo hiện nay, bệnh nhân ở phân tầng 1 có thể điều trị tại nhà theo quy định, có thể thu dung tại một số cơ sở tuyến dưới.

“Việc bệnh nhân tầng 1 mong muốn được vào cơ sở y tế điều trị cũng là gánh nặng rất lớn với ngành y tế vì nếu phải bố trí số giường điều trị cho tầng 1 quá lớn sẽ làm mất đi cơ hội cứu chữa cho các bệnh nhân nặng ở tầng 3”, BS. Nguyễn Thu Hường cảnh báo.

Theo đó, trong thời điểm hiện nay, rất khó phân biệt giữa triệu chứng của các bệnh cúm thông thường với COVID-19. Nhất là những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine sẽ có triệu chứng nhẹ, rất dễ bị bỏ qua và hiểu lầm thành cúm. Vì vậy, khi người dân có bất kỳ triệu chứng gì liên quan đến đường hô hấp hoặc những rối loạn vị giác, khứu giác thì nên liên hệ với các cơ sở y tế để được khám sàng lọc.

Đọc thêm

Cấp phép vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam

Ảnh minh họa: Môi trường và đô thị
(PLVN) -  Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới phê duyệt vaccine ngừa sốt xuất huyết cùng zona thần kinh và phế cầu 23. Trong đó, vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam cho cá nhân mà không cần xét nghiệm trước khi tiêm.

2 trẻ nhỏ ở Lào Cai nguy kịch vì ho gà

Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Ảnh: SYT Lào Cai
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai vừa ghi nhận trên địa bàn 2 bệnh nhi mắc ho gà nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nguy kịch vì mắc cúm B

Bệnh nhân mắc cúm B đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc Cúm B nặng. Hai trong số đó đã được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể). Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Gần 30 người ở Cao Bằng nghi nhiễm lỵ trực trùng

Để chủ động phòng, chống bệnh do lỵ trực trùng, người dân cần thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng mới ghi nhận 28 ca tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng trên địa bàn. Ngành y tế địa phương đang tăng cường các biện pháp xử lý ổ dịch và tìm tác nhân gây bệnh.

Gia đình 8 người nhập viện sau ăn nấm

Nấm mọc vườn ngô nơi các cháu nhỏ đã hái về ăn.
(PLVN) - Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang, trên địa bàn huyện Mèo Vạc vừa xảy ra 1 vụ ngộ độc nghi do ăn phải nấm độc làm 8 người trong một gia đình nhập viện.

'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.