(PLVN) - Đền Củi còn có tên gọi khác là đền Ông Hoàng Mười – tọa lạc tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) từ lâu đã là điểm du lịch vãn cảnh, tâm linh quen thuộc của du khách thập phương trong và ngoại tỉnh.
(PLVN) - Dọc đường thiên lý Bắc – Nam, qua địa phận Đèo Ngang nối Hà Tĩnh với Quảng Bình (khi xưa gọi là cửa ngõ xứ Đàng Trong) có một ngôi đền nhỏ được coi là linh thiêng bậc nhất đất Quảng Bình. Đó là đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh tọa lạc bên đường quốc lộ ngay chân Đèo Ngang thuộc thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) - Gắn liền với lịch sử của Phượng Hoàng Trung Đô xưa, vốn là kinh thành do Hoàng đế Quang Trung xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết, Đền thờ Hoàng đế Quang Trung là một địa chỉ văn hóa tâm linh uy nghi và mang nhiều nét huyền bí, cùng một cảnh quan tuyệt đẹp tại thành phố Vinh.
(PLVN) - Cạnh biển Quỳnh hoang sơ, thơ mộng có một ngôi đền đặc biệt với tên gọi đền Cờn. Đây được xem là ngôi đền linh thiêng nhất trong 4 đền nổi tiếng ở xứ Nghệ (vùng Nghệ Tĩnh trước kia). Không những linh thiêng, đền Cờn còn có cảnh quan xinh đẹp, mang đậm dấu vết lịch sử và có một sự tích kỳ bí.
(PLVN) - Theo tín ngưỡng thờ cá Ông (cá voi) của ngư dân miền biển, cá voi là loài động vật linh thiêng, là Bồ Tát đối với ngư dân hoạn nạn trên biển nên được tôn kính gọi là “ngài”, thần Nam Hải. Tại nhiều địa phương, ngư dân đã bỏ tiền tỷ xây dựng lăng mộ cá voi với tên gọi thành kính "Nghĩa địa Cá Ông".
(PLVN) - Truyền thuyết về trâu vàng đã đi vào tâm thức bao đời của người Việt, thể hiện trong nhiều địa danh thôn làng, sông hồ, mang chữ Ngưu trong tên gọi. Vậy, con trâu vàng Kim Ngưu là gì mà lại linh thiêng vậy?
(PLVN) - Tọa lạc nơi ngã ba sông thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cùng với đền Tam Giang, chùa Đại Bi là một trong những di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia có kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều du khách đến thăm. Ngôi chùa cổ này do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và cháu gái là công chúa Thiên Thụy xây dựng từ đời Trần (năm 1328) đã có gần 700 năm tuổi.
(PLVN) - Thưở bé, nghe mẹ kể về phủ Na (nay là hệ thống đền Nưa - Thanh Hóa) với giếng trời linh thiêng, mà ai đến cũng cầu xin chút nước để cầu an, may mắn. Quà mẹ mang về thường là bộ lược gương bé xinh xin từ giếng Tiên, luôn chứa đựng trong đó cả miền cổ tích.
(PLVN) - “Hồ Chí Minh trong trái tim Việt Nam”… Lời một ca khúc ấy luôn đúng với mỗi người dân Việt. Có lẽ bởi thế, khi Bác về với “thế giới người hiền”, nhiều nơi trên dải đất hình chữ S, những đền thờ Bác được người dân vì nhớ thương, tôn kính vị Cha già dân tộc mà lập nên! Ngoài đền thờ Bác trên đỉnh Vua - núi Ba Vì (Hà Nội), khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 15 ngôi đền thờ Bác Hồ được người dân xây dựng ngay khi nghe tin Bác từ trần. Mỗi ngôi đền thờ Bác là một huyền thoại diệu kỳ, một câu chuyện cảm động về lòng kính yêu Bác vô vàn…
(PLVN) - Đền Dinh Cậu là nơi người dân Phú Quốc gửi gắm khát vọng trời yên, biển lặng, hải sản đầy khoang mỗi lần ra khơi bám biển. Những truyền thuyết kì bí về sự che chở của Dinh Cậu đối với ngư phủ vẫn được người dân nơi đây lưu giữ qua nhiều thế hệ.
(PLVN) - Tọa lạc tại xã Mường Và, cách trung tâm huyện Sốp Cộp của tỉnh Sơn La khoảng 7,5km về phía Đông Nam, tháp Mường Và nằm trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh Sơn La, là một công trình kiến trúc linh thiêng, cổ kính được nhân dân địa phương tự hào, tôn sùng và bảo vệ từ bao đời nay.
(PLVN) - Từng được mệnh danh là “túi bom, chảo lửa”, Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) ngày nay hồi phục diệu kỳ, mang theo những âm vang của một thời kháng Mỹ cứu nước. Huyền thoại Đồng Lộc vẫn còn đó và người dân nơi đây vẫn nhắc đến những câu chuyện linh thiêng nơi ngã ba lịch sử và 10 cô gái năm nào.
(PLVN) - Đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu vốn nổi tiếng là địa chỉ văn hóa linh thiêng với người dân Hà Tĩnh. Tồn tại đã hơn 6 thế kỉ, hiện đây không chỉ là nơi để người dân tới dâng hương cầu lễ mà còn trở thành địa chỉ du lịch tâm linh hút khách.
(PLVN) - Tục thờ chó đá này khá phổ biến ở các làng, xã nông thôn. Hiện nay tuy không còn nhiều song một số nơi, người dân vẫn giữ tục đặt chó đá – đây là một tín ngưỡng dân gian, gửi gắm mong ước của con người vào sự yên bình, thuận lợi và may mắn.
(PLVN) - Tục thờ Nhà Trần gắn với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, tức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, dân gian gọi nôm là thờ Nhà Trần. Tín ngưỡng này khác biệt ở điểm không phải thờ các vua Trần hay các dòng tộc triều đại Trần mà thờ Đức Thánh và các tướng lĩnh, con cái… của ông.
(PLVN) - Từ xưa xứ Mường Thanh Sơn (Phú Thọ) vẫn còn lưu truyền những câu chuyện li kì về các tục thờ cổ xưa, độc đáo của dòng Mường Mán nơi đây. Trong đó, có một dòng tộc Mường vẫn giữ gìn tục thờ Mẫu Khuyển (thờ chó) bao đời nay khiến người ta không khỏi tò mò về truyền thống thờ cúng độc đáo này.
(PLVN) - Nếu có dịp tới Abu Dhabi, nhất định bạn phải tới thăm Thánh đường Hồi giáo trắng tuyệt đẹp và rất nổi tiếng Sheikh Zayed – Grand Mosque. Thánh đường này có tên đầy đủ là Sheikh Zayed Bin Sultan Al Nahyan.
(PLVN) - Nhiều người dân vì cả tin, mê muội hiểu sai ý nghĩa của việc hầu Thánh dẫn đến những biến tướng như “đồng đua, đồng đú”, “đồng tiền, đồng lừa”. Vì vậy, mỗi người khi trở thành tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu cần dựa trên sự hiểu biết, tỉnh táo và thiện tâm của bản thân.
(PLO) - Miếu ông Cọp (ở khu phố Bình Thạnh, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) cùng những câu chuyện đậm màu huyền thoại là nơi tôn thờ đạo nghĩa, bày tỏ ước vọng hướng tới cuộc sống an lành, hạnh phúc… Miếu này đáp ứng đời sống tâm linh, song đây không phải là nơi để những người mê tín dị đoan tìm đến cầu số đánh đề.