Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em gây bức xúc xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường hướng dẫn đến cán bộ, giáo viên trong nhà trường và gia đình học sinh về các quyền của trẻ em, trách nhiệm việc thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em, tăng cường tư vấn, hỗ trợ gia đình học sinh về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 luôn hỗ trợ các em.

Qua thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thời gian vừa qua đã có một số sự việc bạo hành trẻ em gây bức xúc trong xã hội. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo ngành Giáo dục địa phương triển khai ngay một số biện pháp cấp bách.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tiếp tục tuyên truyền và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19; Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến cán bộ, giáo viên trong nhà trường và gia đình học sinh về các quyền của trẻ em, trách nhiệm việc thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em; công tác tư vấn, hỗ trợ gia đình học sinh về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ em, kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân trong quá trình dạy trẻ học tập;

Đẩy mạnh phát hiện các biểu hiện bất thường của học sinh, cung cấp thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và các cơ quan liên quan nhằm phối hợp trong công tác nắm bắt thông tin, phòng ngừa, can thiệp sớm, giúp giảm thiểu hậu quả do bạo hành và xâm hại trẻ em gây ra.

Chú trọng công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong công tác bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường học; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; Làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, không thông tin kịp thời các vụ việc đến cơ quan chức năng để xem xét, xử lý.

Đồng thời, kiểm tra, xử lý kịp thời những đơn vị, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của nhà nước, của ngành Giáo dục và ngành Lao động, Thương binh và Xã hội về công tác bảo vệ trẻ em, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?