Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm cải cách hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.
(PLVN) -  Đó là yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Nội vụ, do Bộ Nội vụ tổ chức chiều 29/12.

Tiếp tục xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, năm 2022, với phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, gương mẫu, đổi mới, hiệu quả”, toàn ngành đã luôn bám sát mục tiêu, đường lối của Đảng, quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng cả hệ thống chính trị quyết tâm xây dựng và hoàn thiện thể chế, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn, khai thông những “điểm nghẽn” trong quá trình tổ chức thực thi chính sách. Đồng thời, ngành tập trung mạnh mẽ nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ cấp thẩm quyền giao theo Chương trình công tác.

Năm 2022, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực Nội vụ đạt được nhiều kết quả tích cực, với sự phối hợp xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hơn hàng chục văn bản, đề án quan trọng gồm 2 dự án Luật, 6 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10 Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...; đồng thời kịp thời đề xuất điều chỉnh lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng.

Ngành Nội vụ, mà đứng đầu là Bộ Nội vụ đã chủ động tham mưu sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập và tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức. Theo đó, thẩm định, đề xuất giảm 17 tổng cục, 8 cục, 145 vụ/ban, 22 đơn vị sự nghiệp công lập và gần 3.000 tổ chức, đơn vị, cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp phòng ở địa phương.

Bộ Nội vụ đã thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực công tác cải cách hành chính của Chính phủ, góp phần mang lại một số kết quả tích cực. Qua đó, đã tổ chức 9 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua 39 đề nghị, dự án luật; cắt giảm 884 quy định kinh doanh tại 76 văn bản quy phạm pháp luật; Thủ tướng đã phê duyệt phương án phân cấp 699 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến quốc gia, đưa tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện mức độ 4 đạt 98%; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Sớm hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và kết quả đạt được của toàn ngành Nội vụ trong năm 2022. Những kết quả này góp phần quan trọng vào thành công chung của đất nước, nhất là quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, Thủ tướng cho rằng, chúng ta đã bước đầu vượt qua những khó khăn, thách thức, song tình hình dự báo còn khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi. Thủ tướng nêu rõ, mới đây, Trung ương đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, tiếp tục khẳng định mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền hành chính Nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch.

Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của ngành Nội vụ trong năm 2023 là tiếp tục góp phần xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta. Đồng thời, tập trung cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, lấy sự hài lòng của họ làm thước đo hiệu quả cải cách.

Thủ tướng cũng đề nghị Bộ, Ngành Nội vụ sớm hoàn thiện mô hình chế độ công vụ theo vị trí việc làm; cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ theo vị trí việc làm và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao đạo đức, văn hóa công vụ, tính chuyên nghiệp của cán bộ. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phối hợp với các bộ, ngành sớm hoàn thành việc xây dựng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của tổng cục và tương đương. Đổi mới, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp và xã hội hóa dịch vụ công.

Cùng với đó, cần tập trung nghiên cứu, hoàn thiện thể chế tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Triển khai hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2030. Đổi mới mạnh mẽ, thực chất công tác thi đua, khen thưởng…

Khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Ngay sau Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự và thực hiện nghi thức khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước. Đây là kết quả bước đầu thực hiện Quyết định số 893/QĐ-TTg năm 2020 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước dự kiến quản lý xấp xỉ 2,5 triệu bộ hồ sơ điện tử về cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước. Trong thời gian tới, Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức sẽ được khai thác trên phạm vi toàn quốc, phục vụ mục tiêu sử dụng sơ yếu lý lịch điện tử thay thế sơ yếu lý lịch giấy, từng bước số hóa thông tin dữ liệu để thay thế hồ sơ giấy truyền thống.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.