Lâu đài nơi diễn ra đám cưới hoàng tử Anh Harry

Lâu đài nơi diễn ra đám cưới hoàng tử Anh Harry
(PLO) - Đám cưới của Hoàng tử Anh Harry và nữ diễn viên người Mỹ Meghan Markle diễn ra vào ngày 19/5, ước tính tốn 40 triệu USD.

Lâu đài Windsor là hoàng cung lớn và lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng trên thế giới, nơi đã chứng kiến tới 39 đời vua. Nơi đây tiếp tục chuẩn bị cho một sự kiện quan trọng khác - đám cưới của Hoàng tử Harry và Meghan Markle. 

Câu chuyện về Windsor bắt đầu từ một pháo đài bằng gỗ, được William the Conqueror xây dựng vào thế kỷ thứ 11. Trong một thập kỷ sau cuộc xâm lược của người Norman vào năm 1066, ông đã xây dựng pháo đài này để bảo vệ thung lũng Thames. Ngày nay, cấu trúc xưa kia giờ chỉ còn là một gò đất nơi đặt Round Tower (Tháp Tròn) mang tính biểu tượng của lâu đài.

Qua thời gian, lâu đài được mở rộng với những thay đổi đáng chú ý như vườn nho của vua Henry II trồng vào thế kỷ 12, hay phòng trưng bày của nữ hoàng Elizabeth I - được xây dựng vào năm 1583 để bà đi dạo khi thời tiết xấu. 

Các nhà khảo cổ ước tính rằng lâu đài hiện nay có diện tích lớn gấp 5 lần kích thước ban đầu của nó. Những phát hiện của họ được nêu ra trong một cuốn sách mới: Lâu đài Windsor - Ngàn năm một Hoàng cung.

Dựa trên những bằng chứng của các cuộc nghiên cứu, bản thảo lịch sử, bản vẽ, tranh ảnh, và các cuộc khảo sát bằng GPS gần đây, các hình ảnh chi tiết đã được phục dựng, bao gồm cả phòng riêng của vua Henry VIII và nhà nguyện St George's Chapel - nơi Hoàng tử Harry kết hôn với diễn viên người Mỹ vào ngày 19/5.

Lâu đài bị vây hãm vào năm 1216: một cuộc nội chiến đã xảy ra sau khi vua John (trị vì 1199-1216) từ bỏ ngai vàng. Nhóm nổi loạn sau đó đã dâng ngai vàng Anh quốc cho Louis, con trai của vua Philip II của Pháp, người đã dẫn quân Pháp đến vây thành vào tháng 5/1216.

Bản vẽ này cho thấy Lâu đài Windsor giữa cuộc vây hãm kéo dài hai tháng của quân đội Pháp. Vào năm 1100, Henry I đã xây dựng thêm nhiều khu vực bên trong pháo đài, trong khi người cháu trai Henry II đã biến nơi này thành một cung điện vào cuối thế kỷ 12 - bao gồm cả việc thay thế hàng rào gỗ, những bức tường bằng đá.

Ông cũng xây dựng hai khu phòng hoàng gia, gọi là Lower Ward (khu nhà công) và Upper Ward (khu nhà riêng) dành riêng cho bản thân. Trong giai đoạn này, các bức tường và tháp cũng đã được xây dựng dọc theo ba bên của sân trên. Ngoài ra, nhiều chỗ ở cho nhà vua, nhà nguyện, nhà bếp và Đại lễ đường cũng đã được xây dựng vào cuối thế kỷ 12.

Pháo đài phòng thủ này được vua William I (trị vì từ 1066-1087) xây dựng vào khoảng năm 1086 để bảo vệ thung lũng Thames chống lại các cuộc tấn công của người Saxon. Ban đầu, ông ra lệnh đắp một gò đất nhân tạo, rồi dựng lên một hàng rào gỗ xung quanh.

Một con mương phòng thủ cũng được đào lên để đổ đầy nước khi cần thiết. Phía ngoài lớp rào cũng có một số nhà cửa, vừa có chức năng làm cổng, vừa để chăn nuôi gia súc trong thời bình. 

Pháo đài này có rất nhiều người hầu và lính canh, cũng là những người dân sinh sống đóng góp vào nền kinh tế của khu vực. Tuyến đường chính từ pháo đài dẫn tới sông Thames được dùng để vận chuyển hàng hóa ở London. Ảnh: Tim Graham.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn khối đá xây của thế kỷ 12 và 13 như trong bản vẽ này, vẫn còn nguyên vẹn trong các tòa nhà hiện nay như Nhà nguyện St George (ảnh) - được xây dựng trong những năm 1240. Từ năm 1222 trở đi, việc xây dựng chủ yếu tập trung vào các công trình ở bên ngoài sân. Các ngọn tháp mới cũng được dựng lên và nối với nhau bằng một bức tường cong vững chắc. Khu phức hợp lối vào được xây dựng trong giai đoạn 1220 - 1245. Ảnh: Smith Snippet.

Lâu đài dưới thời trị vì của vua Henry III: Triều đại của Henry III (1216–1272) mở ra một kỷ nguyên phong phú hơn trong lịch sử văn hóa tòa án và xây dựng của hoàng gia Anh. Ông đã nâng cấp các phòng ở của hoàng gia, cải tạo nhiều tòa nhà khác và củng cố thêm các bức tường đá.

Phòng riêng của Henry VIII (ảnh), trị vì từ 1509 –1547. Vua rất thích đến nghỉ tại lâu đài Windsor, nơi ông dành thời gian săn bắn trong các công viên và khu rừng xung quanh. Bức vẽ về phòng riêng của nhà vua trong Tháp Henry VII cho thấy những tấm gỗ được sơn và mạ vàng, với một tấm thảm thêu rực rỡ trên tường. Căn phòng là một phần trong nội cung, nơi Henry gặp gỡ những cố vấn thân cận như Thomas Cromwell (người ngồi bên phải).

Phòng lớn dưới thời Edward IV (ảnh) năm 1476. Trong thời Trung cổ, Phòng Lớn của Vua (ngày nay là Khán phòng Nữ hoàng và Phòng Yết kiến Nữ hoàng) là trung tâm của lâu đài, cũng như là nơi tổ chức các cuộc gặp công chúng hay yết kiến. Bức tranh cho thấy căn phòng đang được chuẩn bị cho bữa tiệc Garter ngày 28/4/1476, dưới thời trị vì của vua Edward IV (1461–1483). 

Căn phòng dường như khá đơn giản, nhưng khi nhà vua cư ngụ, nó sẽ được trang trí bằng các tranh treo tường rực rỡ, nội thất, các đĩa vàng và bạc. Ở đây, treo tường được trang trí với hình Huân chương Garter - tước hiệu Hiệp sĩ cao cấp nhất và lâu đời nhất của Anh, được vua Edward III thành lập tại chính lâu đài này.

Phòng Nghệ thuật tại Tháp Rose (ảnh) năm 1366. Vua Edward III (trị vì 1327–1377) - còn được biết đến là "vua chiến binh" - nổi tiếng với những chiến dịch dài hơi ở Pháp trong Cuộc chiến Trăm năm. Ông đã dùng 50.000 bảng Anh thời bấy giờ để biến lâu đài Windsor thành một cung điện phong cách Gothic, trong đó xây dựng lại Upper Ward bằng cách thêm vào các tháp vuông và tháp cầu thang hình bát giác. Hình minh họa này cho thấy "Phòng nghệ thuật của Tháp Rose" (ngày nay là Tháp Vua John) trong thời đại của vua Edward III.

Nữ hoàng Anh tiếp đón tổng thống Estonia trong một phòng riêng ở điện Windsor hồi tháng 3. Ảnh: PA.

Đọc thêm

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.