Lào Cai phát động phong trào thi đua 'Chung sức xây dựng nông thôn mới'

Lào Cai phát động phong trào thi đua 'Chung sức xây dựng nông thôn mới'
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 29 /2/2024 , tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ ra quân phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào thi đua “Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050".

Tính đến hết năm 2023, Lào Cai đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng chè trên 8.290 ha, vùng dược liệu trên 4.100 ha, vùng sản xuất chuối 2.350 ha, dứa 2.200 ha, tổng đàn lợn 443.000 con, vùng sản xuất quế trên 59.100 ha… mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng giá trị sản phẩm/1 đơn vị ha canh tác đạt 95 triệu đồng, tăng 5 triệu đồng so với năm 2022.

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Toàn tỉnh đã có 2 đơn vị đạt chuẩn huyện nông thôn mới, có 62/127 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao, 252 thôn nông thôn mới, 204 thôn kiểu mẫu.

Mục tiêu năm 2024, tỉnh Lào Cai tiếp tục duy trì 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (huyện Bảo Thắng, thành phố Lào Cai). Duy trì 62 xã đã đạt chuẩn và hoàn thành thêm 10 xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” (xã Mường Hoa/thị xã Sa Pa; xã Vĩnh Yên, Cam Cọn, Kim Sơn, Điện Quan, Bảo Hà/huyện Bảo Yên; xã Chiềng Ken, Nậm Dạng/huyện Văn Bàn; xã Bản Liền/huyện Bắc Hà; xã Sán Chải/huyện Si Ma Cai).

Ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại buổi lễ

Ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại buổi lễ

Duy trì 5 xã đã đạt chuẩn và hoàn thành thêm 5 xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao” (xã Quang Kim/huyện Bát Xát; xã Võ Lao/huyện Văn Bàn; xã Nghĩa Đô/huyện Bảo Yên; xã Phú Nhuận/huyện Bảo Thắng; xã Đồng Tuyển/thành phố Lào Cai). Duy trì 252 thôn nông thôn mới, 204 thôn kiểu mẫu đã được công nhận và hoàn thành thêm 48 “Thôn đạt chuẩn nông thôn mới”, 36 “Thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu”.

Ông Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai phát biểu

Ông Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai phát biểu

Bình quân mỗi xã đạt trên 13 tiêu chí; toàn tỉnh không còn xã dưới 10 tiêu chí; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt khoảng 42 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm khoảng 05%.

Về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, năm 2024 tỉnh Lào Cai hướng đến mục tiêu tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất đạt trên 4,65%/năm; ước đạt 9.520 tỷ đồng, tăng trên 420 tỷ đồng so với năm 2023.

Giá trị sản xuất hàng hóa các ngành hàng chủ lực (cây chè, cây dứa, cây chuối, cây quế, cây dược liệu, chăn nuôi lợn, phát triển sản xuất lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng) ước đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 440 tỷ đồng so với năm 2023, chiếm khoảng 53% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Thực hiện chuyển đổi khoảng 2.550 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất đồi rừng kém hiệu quả sang trồng mới các cây trồng chủ lực, tiềm năng.

Các huyện, thị xã, thành phố ký giao ước thi đua hưởng ứng các Phong trào năm 2024.Các huyện, thị xã, thành phố ký giao ước thi đua hưởng ứng các Phong trào năm 2024.

Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Lào Cai yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế tập thể, phát triển các tổ, nhóm kinh tế hợp tác. Khuyến khích người dân hình thành các mô hình liên kết theo nhóm hộ, trang trại, hợp tác xã nhằm tập trung đất đai, nguồn vốn, sức lao động để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai tham gia chăm sóc cây chè cùng người dân xã Phú Nhuận.

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai tham gia chăm sóc cây chè cùng người dân xã Phú Nhuận.

Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh tiếp tục đoàn kết, hưởng ứng tham gia, đóng góp công sức, vật chất và đặc biệt là những sáng kiến sáng tạo, cách làm hay để cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua của tỉnh phát động. Đồng thời, các cấp, ngành, địa phương biểu dương, khen thưởng kịp thời, từ đó nhân rộng các điển hình tiên tiến làm cho phong trào thi đua thực sự là động lực, cổ vũ, động viên toàn dân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024.

Các đại biểu tham gia đổ bê tông mở rộng tuyến đường tại xã Phú Nhuận.

Các đại biểu tham gia đổ bê tông mở rộng tuyến đường tại xã Phú Nhuận.

Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm sạch theo hướng hiện đại, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Ngay sau Lễ phát động, các lãnh đạo tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và nhân dân trên địa bàn xã Phú Nhuận tham gia hoạt động làm cỏ, bón phân chăm sóc cho diện tích 35 ha chè khu vực cụm thôn: Nhuần 1, Nhuần 4, Nhuần 6, Phú Lâm xã Phú Nhuận. Phun phân bón lá cho cây chè bằng thiết bị bay.

Đọc thêm

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.