Lần thứ 2 Vietcombank “lên ngôi” trong danh sách do Forbes Việt Nam công bố

Lần thứ 2 Vietcombank đoạt quán quân ngôi vị cao nhất trong danh sách của Forbes Việt Nam
Lần thứ 2 Vietcombank đoạt quán quân ngôi vị cao nhất trong danh sách của Forbes Việt Nam
(PLVN) - Vietcombank lần thứ 2 liên tiếp đạt quán quân về lợi nhuận và nắm giữ kỉ lục về  lợi nhuận cao nhất trong 8 lần Forbes công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất”.

Trong “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020” do Forbes Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm thứ 2 liên tiếp giữ ngôi quán quân về lợi nhuận với kỷ lục mới đạt 23.122 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, trở thành doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất trong 8 lần Forbes công bố danh sách.

Đây là lần thứ 8 Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19 với những bất ổn khó đoán định.

Năm 2019, hoạt động của Vietcombank tiếp tục bứt phá ấn tượng, lập kỷ lục mới, trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt mốc lợi nhuận 1 tỷ đô la Mỹ và nằm trong Top 200 tổ chức tài chính ngân hàng có lợi nhuận cao nhất toàn cầu.

Thành tựu đạt được tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của chiến lược chuyển dịch hoạt động kinh doanh tập trung vào 3 trụ cột là Bán lẻ, Dịch vụ, Đầu tư (Kinh doanh vốn) của Vietcombank, thực hiện theo đúng mục tiêu đảm bảo chất lượng tăng trưởng, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; đồng thời cho thấy sự nỗ lực và tận tâm cống hiến của hơn 18.000 cán bộ Vietcombank trên toàn hệ thống.

Để chọn ra 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020, Forbes Việt Nam xem xét tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn HSX và HNX và sắp xếp theo từng nhóm ngành.

Ở vòng sơ loại, những công ty đang thua lỗ hay trong quá trình hủy niêm yết, có quy mô giá trị vốn hóa và doanh thu dưới 500 tỉ đồng đều không lọt vào vòng sau.

Ở vòng tính toán định lượng, các công ty được chấm điểm theo các tiêu chí: Tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận; tỉ lệ sinh lời ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2015 - 2019.

Tiếp theo, ở vòng định tính, Forbes Việt Nam xem xét độc lập mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp ở các mặt: thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…