Làm việc 12h/ca chỉ được trả công 8h/ca

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Bạn Huỳnh Hữu Phước (email: hhphuocvt@gmail.com), địa chỉ 23/20 Huyền Trân Công Chúa, phường 8, TP. Vũng Tàu, hỏi: Đội chúng tôi làm việc 2 ca/ngày, mỗi ca 12 giờ, nhưng chỉ được chấm công trả lương 8 giờ/ca, 4 giờ còn lại không được trả lương và cũng không được nghỉ bù, như vậy công ty có vi phạm pháp luật không?

Tôi làm việc tại đội chữa cháy chuyên ngành thuộc 1 Công ty liên doanh với nước ngoài. Nhiệm vụ của đội chữa cháy chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật PCCC VN hiện hành và theo quy chế nhân viên của công ty.

Trước đây, chúng tôi được công ty tổ chức làm việc 3 ca/ngày, mỗi ca 8 giờ, mỗi người làm việc bình quân mỗi tháng 180 giờ (22,5 công làm việc được trả lương), nếu vượt số giờ này sẽ được thanh toán vượt giờ và nghỉ bù theo quy định.

Nay do gặp khó khăn trong SXKD, công ty tổ chức cho CBCNV đội chúng tôi làm việc 2 ca/ngày, mỗi ca 12 giờ, nhưng chỉ chấm công trả lương 8 giờ/ca, 4 giờ còn lại công ty lý luận rằng đó là thời gian nghỉ ngơi tại chỗ nên không được trả lương và cũng không được nghỉ bù. Tuy nhiên trong 12 giờ trực ca chúng tôi phải thường xuyên ở tại nơi thường trực và luôn sẵn sàng chữa cháy cứu hộ cứu nạn và làm các công việc theo chuyên môn và phân công của lãnh đạo.

Vậy xin hỏi luật sư, công ty quy định như vậy có đúng không ? Nếu không đúng thì chúng tôi sẽ được ai bảo vệ quyền lợi ?

Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:    
Về thời gian làm việc:   

Theo quy định tại khoản 1, Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2012 thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày. Do đó, việc công ty tổ chức cho cán bộ nhân viên làm việc 12 giờ/1 ngày là vượt quá thời gian làm việc bình thường của người lao động. Khoảng thời gian làm việc vượt quá thời gian làm việc bình thường trong vụ việc này là 4 giờ/1 ngày được gọi là thời gian làm thêm giờ. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2012 thì “số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày”. Do đó, công ty quy định thời giờ làm việc là 12 giờ/1 ngày là đã bao gồm thời gian làm việc bình thường và thời gian người lao động làm thêm giờ, quy định này sẽ phù hợp với quy định pháp luật, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Được sự đồng ý của người lao động về việc làm thêm 4 giờ/1 ngày (điểm a, khoản 2, Điều 106, Bộ luật lao động năm 2012)

(2) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. (điểm a, khoản 3 Điều 4, Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013).

Về quyền lợi của người lao động

Trong trường hợp công ty bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì đối với khoảng thời gian làm thêm 4 giờ/1 ngày, công ty bạn phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định tại Điều 97, Bộ luật lao động năm 2012, cụ thể:

(1) Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

(3) Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại mục 1 và mục 2 nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Như vậy, nếu người lao động đồng ý về việc làm thêm 4 giờ/1 ngày và đã được Công ty bố trí nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ thì quy định làm 12 giờ/1ngày của Công ty là phù hợp với quy định pháp luật và Công ty phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.
Công ty có phạm luật?
Như đã phân tích, công ty quy định thời giờ làm việc là 12 giờ/1 ngày là đã bao gồm thời gian làm việc bình thường và thời gian người lao động làm thêm giờ, và người lao động được Công ty trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định tại Điều 97, Bộ luật lao động năm 2012.

Hơn nữa, nếu công ty cho rằng việc người lao động làm thêm 4 giờ/1 ca là thời gian nghỉ ngơi tại chỗ thì trong trường hợp này, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi về làm thêm giờ bởi theo quy định pháp luật việc nghỉ giữa giờ được tính vào thời giờ làm việc và pháp luật cũng chỉ quy định mức thời gian tối thiếu mà không quy định mức thời gian tối đa mà người lao động được nghỉ giữa giờ, cụ thể, Điều 108, Bộ luật lao động quy định:

“Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.”

Từ những căn cứ nêu trên, có thể khẳng định công ty tổ chức cho người lao động làm việc 12 giờ/1 ngày nhưng chỉ chấm công và trả lương 8 giờ/1 ngày mà không được trả lương thêm giờ và cũng không được nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm là vi phạm pháp luật lao động. Công ty bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo khoản 3, Điều 13, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013; tùy từng trường hợp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Điều 14, Nghị định 95/2013/NĐ-CP).
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, Công ty bạn buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động, trả lãi đối với số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Trong trường hợp, Công ty không đảm bảo đúng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trân trọng!

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.