Làm gì để “trám” lỗ hổng văn hóa doanh nghiệp?

Cho nhân viên mặc bikini bán hàng phản cảm của một doanh nghiệp
Cho nhân viên mặc bikini bán hàng phản cảm của một doanh nghiệp
(PLO) - “Văn hóa doanh nghiệp (DN) không phải là chiếc áo màu mè loè loẹt để tô điểm cho DN thêm sang. Nó cũng không phải dùng để quảng cáo nhất thời cho DN. Thời gian qua, không ít DN, trên tinh thần cầu thị, đã xây dựng văn hóa DN nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở bề nổi, ở phong trào, nghi lễ…” đó là ý kiến của PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam tại hội thảo “Xây dựng văn hóa DN, văn hóa doanh nhân Việt Nam vì sự phát triển bền vững”. 

Các hành vi phản văn hóa để đánh bóng tên tuổi

Khái niệm “văn hóa DN” khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản tiếp thu, xây dựng và phát triển. Dù ở đâu, như thế nào, văn hóa DN phải bám sâu vào nền văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa mới đứng vững và phát huy được.

Văn hóa doanh nhân là văn hoá của một số người hay tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Nó là văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh; là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong hành vi của mỗi thành viên của DN. Nói một cách đơn giản, văn hóa DN là toàn bộ cách ứng xử phổ biến trong DN với khách hàng và với nhau. 

Văn hóa DN quyết định sự trường tồn của DN, giúp DN có tuổi thọ có thể vượt xa, rất xa cuộc đời của những người sáng lập và góp phần thúc đẩy DN đi lên. Đó là một tài sản hết sức quý báu của DN, cho DN. Việc xây dựng và phát triển văn hóa tiến hành chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động văn hóa.

Nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế còn nặng về tìm lợi ích kinh tế, coi nhẹ nhân tố văn hóa, nhân tố con người và môi trường. Nhiều DN xuất hiện những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật ở mức nghiêm trọng.

PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ cũng đã chỉ ra vấn đề hiện nay đã và đang lộ diện không ít DN, doanh nhân xem nhẹ chữ tín, xem nhẹ yếu tố bền vững, vi phạm đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật. Đơn cử như việc Công ty Hưng Nghiệp Forrmosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển miền Trung; là thực phẩm bẩn tràn lan; là kiểu kinh doanh lừa đảo, chụp giật; là thói trọc phú của một số chủ DN...

PGS.TS Dương Thị Liễu - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Kinh doanh, Hiệp hội Phát triển Văn hóa DN Việt Nam nhận định, nhiều DN tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu cơ như chứng khoán, bất động sản, vàng bạc; lợi dụng sơ hở trong cơ chế chính sách của Nhà nước để “lách luật” kiếm chác hay lợi dụng các quan hệ cá nhân để “nhờ vả”, “chạy chọt”.

Nhiều DN cạnh tranh bằng đủ thứ “mánh mung”, sử dụng thủ đoạn tàn tệ để triệt hạ lẫn nhau. Khi có đồng ra đồng vào, không ít thương nhân, “đại gia” vung tiền mua giải thưởng, làm mọi hành vi phi văn hóa để đánh bóng tên tuổi..., rồi sắm xe sang trọng, cặp với “chân dài”...

Khái niệm đạo đức kinh doanh, trách nhiệm DN, đạo đức doanh nhân chưa được quan tâm thấu đáo. Trong khi đó, những hành vi phi đạo đức, phản văn hóa trong kinh doanh chưa bị xử lý nghiêm khắc, chưa bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ.

Trên thị trường, tình trạng cạnh tranh khốc liệt “cá lớn nuốt cá bé”, sản xuất kinh doanh chụp giật, gian lận thương mại, trốn thuế, sản xuất, lưu thông, tàng trữ hàng giả, hàng không nguồn gốc xuất xứ, vi phạm bản quyền sản phẩm sở hữu trí tuệ… quá phổ biến.

Thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại chứa hóa chất ngày càng tràn lan trên thị trường, theo thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng mỗi ngày người dân Việt Nam tiêu thụ hàng trăm tấn hoa quả có nguy cơ độc hại từ Trung Quốc.

Phát huy “chất” văn hóa của mỗi doanh nghiệp

Bên cạnh những “lỗ hổng” văn hóa của một số DN, PGS.TS. Từ Thị Loan quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, trên thương trường đã xuất hiện nhiều tấm gương doanh nhân thành đạt với những phẩm chất tốt đẹp: khát vọng vươn lên làm giàu cho bản thân và đất nước; kết hợp những giá trị văn hóa phương Đông với khoa học kỹ thuật phương Tây; có kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý tiên tiến; có trí tuệ, thông minh, chịu khó học hỏi; có bản lĩnh văn hóa vững vàng; trọng tình nghĩa, giữ chữ tín; có ý thức công dân và trách nhiệm xã hội…

Có thể kể tới: Vinamilk, Vingroup, Viettel, May 10, Traphaco, Trung Nguyên, FPT, Vietsoftware…  Một số doanh nhân lãnh đạo DN phát triển xuất sắc, có ảnh hưởng lớn tới xã hội như Mai Kiều Liên, Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Đặng Lê Nguyên Vũ, Trương Gia Bình, Lê Phước Vũ, Phạm Thị Việt Nga…

Hầu hết các đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan quản lý nhà nước, các DN đều mong muốn các doanh nhân và DN phải phát huy “chất” văn hóa, nhân tố văn hóa trong mọi hoạt động của cá nhân và DN. Điều đó xuất phát từ ý thức tự thân, lương tâm làm người, đạo đức kinh doanh, độ sâu văn hóa của mỗi doanh nhân. Trên cơ sở đó xây dựng văn hóa DN, tinh thần liêm chính trong kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đặc biệt, các phương tiện truyền thông đại chúng phải vừa là kênh tuyên truyền, cung cấp kinh nghiệm, cảm hứng xây dựng văn hóa doanh nhân, văn hóa DN, vừa thực hiện vai trò phản ánh dư luận xã hội, giám sát các hoạt động của DN, hành vi, tư cách của doanh nhân. 

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…