Lại lo kết nối, tiêu thụ nông sản phía Bắc

Chỉ cần ách tắc 1 ngày, nhiều nông sản sẽ phải đổ bỏ.
Chỉ cần ách tắc 1 ngày, nhiều nông sản sẽ phải đổ bỏ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phía Bắc hôm 29/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, việc tiêu thụ, sản xuất tại các địa phương phía Bắc đang có nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ. “Nếu tình trạng như hiện nay kéo dài sẽ làm đứt gãy những chuỗi sản xuất nông sản!”, Thứ trưởng Tiến nói.

Gián đoạn xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Thứ trưởng, nếu không thu hoạch nông sản sẽ không thể bắt đầu chu kỳ sản xuất mới. Thế nhưng, hiện nay nhiều nơi thậm chí thu hoạch được nhưng cũng không thể tiêu thụ.

Thông tin cụ thể, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cho biết, Trung Quốc được xem là thị trường quan trọng nhất tại khu vực phía Bắc. Tuy nhiên trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc xuất khẩu nông sản, hàng hóa sang Trung Quốc bị gián đoạn.

“Cụ thể, tại các cửa khẩu ở Lào Cai, số lượng hàng hóa xuất sang Trung Quốc giảm 30% so với 10 ngày trước. Tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), trong tuần này đã phát hiện 5 ca dương tính với SARS-CoV-2 nên việc kiểm soát đã được siết chặt hơn, tốc độ thông quan hàng hóa qua đó cũng chậm hơn rất nhiều” - bà Hương thông tin.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (CB&PTTTNS) cho biết, nguyên vật liệu, vật tư nông nghiệp đang là vấn đề “nóng” ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc do chưa có sự nhất quán trong kiểm tra, kiểm soát khâu lưu thông. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá thành nguyên vật liệu bị đẩy lên cao, tình hình sản xuất đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn.

Thành lập Tổ công tác phía Bắc

Cùng với Tổ công tác kết nối cung ứng, tiêu thụ nông sản các tỉnh phía Nam trong điều kiện dịch COVID-19 đang hoạt động rất hiệu quả, Bộ NN&PTNT tiếp tục thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng, tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phía Bắc trong điều kiện dịch COVID-19. Tổ công tác này sẽ do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm Tổ trưởng, Cục CB&PTTTNS sẽ là đơn vị đầu mối.

Theo đó, Tổ công tác giúp Bộ trưởng chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Cụ thể, phối hợp với các tỉnh, thành phố thúc đẩy hoạt động sản xuất, thu hoạch nông sản, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nông sản tại các địa phương thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch COVID-19.

Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo Sở NN&PTNT các địa phương rà soát kế hoạch sản xuất thời vụ đảm bảo gắn với kế hoạch tiêu thụ nông sản; xây dựng các phương án, kế hoạch tiêu thụ nông sản kịp thời ứng phó với dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Tổ công tác cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy cung ứng, tiêu thụ nông sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của các địa phương thuộc tâm dịch COVID-19; nghiên cứu, đề xuất báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc nếu vượt thẩm quyền.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Tổ công tác có thể thông qua hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp sẽ làm việc với các tỉnh để khơi thông sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, trong đó những tỉnh đang hoạt động ổn định sẽ bù đắp cho các tỉnh đang bị đứt gãy chuỗi sản xuất do dịch bệnh.

Là đơn vị đầu mối của Tổ công tác, ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Tổ công tác là rà soát, đánh giá để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP của ngành Nông nghiệp trong giai đoạn cuối năm.

“Tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Bắc chưa bị ảnh hưởng nặng nề như phía Nam nên chúng ta cần xử lý sớm 2 vấn đề. Một là, xây dựng kịch bản để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh nhiều khó khăn. Hai là, đảm bảo năng lực sản xuất để cung ứng cho những khu vực còn lại”, ông Toản đề xuất.

Rút kinh nghiệm từ công tác tháo gỡ cung ứng, tiêu thụ nông sản phía Nam, đại diện Cục CB&PTTTNS cho rằng cần xây dựng vùng đệm để thành lập những điểm trung chuyển kết nối hàng hóa, nông sản.

Còn Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho rằng, bên cạnh việc tập hợp các đầu mối cung ứng nông sản, Tổ công tác cần đánh giá cung cầu của địa phương để xem các địa phương có thể tự cung ứng được bao nhiêu và cần hỗ trợ cụ thể ra sao. Bên cạnh đó, cần có danh sách những đầu mối, doanh nghiệp của địa phương và kịch bản vận chuyển nông sản cũng như kế hoạch sản xuất tiêu thụ, cân đối cung - cầu.

“Từ dữ liệu đó sẽ có phương án chung, sau đó tùy thuộc vào tình hình cụ thể tại địa phương sẽ có những chỉ đạo, phương án chi tiết” - ông Cường nói.

Đã có 461 cơ sở kết nối với Sở NN&PTNT Hà Nội

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, khó khăn lớn nhất là về lưu thông sản phẩm trong thời điểm giãn cách. Theo ông Tường, thương lái không thể đi từ xã tới xã, thậm chí có thương lái đi mua mà không về được. Sở NN&PTNT Hà Nội đã đề nghị Sở Giao thông Vận tải tạo điều kiện, nhưng chưa được vì số lượng quá lớn. Với riêng Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải hiện phải cấp khoảng 1.000 giấy để lưu thông trên “luồng xanh” nhưng cho đến trưa ngày 29/7, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đăng ký được.

Sở NN&PTNT Hà Nội kiến nghị bỏ giấy chứng nhận phương tiện, bỏ “luồng xanh”, để doanh nghiệp lưu thông tự do và chỉ kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nguyên tắc “5K”. “Với Hà Nội, nhu cầu lương thực, thực phẩm rất lớn. Khi giãn cách, chúng tôi đã kết nối với các sở, ban, ngành và các tỉnh. Hiện có 461 cơ sở đã kết nối với Sở NN&PTNT Hà Nội”, ông Tường thông tin thêm.

Tin cùng chuyên mục

DN BLXD mong muốn có quy định cụ thể về định mức kinh doanh xăng dầu.

'Cửa' nào cho hệ thống bán lẻ xăng dầu tiếp tục kinh doanh?

(PLVN) -  Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có “cửa” nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?

Đọc thêm

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.

Ngành Hải quan thúc đẩy công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thực hiện ký trực tuyến bản Thỏa thuận.
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan mới đây đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO) với Hải quan các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế.

PVEP và hành trình biến thách thức thành cơ hội

Tiến sĩ Trần Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVEP.
(PLVN) - Hồi đầu tháng 2/2023, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã cán mốc sản lượng 1 tỷ thùng dầu. Đây không chỉ là dấu mốc vẻ vang của PVEP mà còn là niềm tự hào của ngành Dầu khí, của ý chí Việt Nam. Ít ai biết rằng, trong hành trình tìm “vàng đen” đầy vinh quang của mình, PVEP từng đứng trước những thử thách muôn vàn khó khăn.

Đội nắng chạy đua tiến độ trên công trường Đèo Prenn

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nghe nhà thầu thi công báo cáo tiến độ dự án mở rộng đèo Prenn.
(PLVN) - Dưới nắng gắt trên công trường dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn, ông Võ Ngọc Hiệp -  Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nhắn nhủ nhà thầu thi công là Tập đoàn Đèo Cả cố gắng tận những ngày nắng ráo để đẩy nhanh tiến độ bởi mùa mưa đang đến gần.