Lady Gaga: Từ cô gái vô danh đến 'thần tượng gây cuồng'

Lady Gaga: Từ cô gái vô danh đến 'thần tượng gây cuồng'
(PLO) -Lady Gaga, tên thật là Stefani Germanotta, không phải là quả bom sexy như Briney Spears hay Katy Perry, chất giọng của cô không quá đặc sắc đến mức người ta có thể nhận ra ngay lập tức như giọng ca của Beyoncé Knowles hay giọng ca đầy ma lực của Amy Winehouse. Cô cũng chẳng có những câu chuyện đời lâm li để công chúng thương cảm.

Khác với Eminem, hay Rihana, Lady Gaga trải qua tuổi thơ rất hạnh phúc bên gia đình, tại khu phố sang trọng ở Manhattan, nước Mỹ. Vậy, một cô gái bình thường như Stefani, làm thế nào để trở thành diva Lady Gaga, tỏa sáng rực rỡ trên đỉnh Olympia của làng âm nhạc thế giới hôm nay?

Không phải ngẫu nhiên mà thành công

Ở tuổi 26, Stefani Germanotta - diva nhạc pop Lady Gaga, đã là một hiện tượng làm “dậy sóng” làng showbiz toàn cầu. Album đầu tiên mang tên “The Fame”, được phát hành cuối năm 2008, đột ngột đưa một người hoàn toàn vô danh như cô lên đỉnh cao danh vọng:

12 triệu bản copy được bán hết trên thế giới, những bài hát của cô giữ vị trí số 1 trong danh sách các ca khúc được tải về nhiều nhất từ mạng internet, với 15,3 triệu tít đã được bán vào năm 2009.

Chưa hết, năm 2010, Lady Gaga đã thu hút hai triệu người đến xem 138 buổi hòa nhạc do cô trình diễn. Và cuối cùng, mới chỉ 24 tuổi, cô đã được tạp chí “Times” bình chọn là nghệ sỹ có nhiều ảnh hưởng nhất hành tinh.

Sự thành công đó chắc chắn không phải là điều ngẫu nhiên. Tự biết mình không có lợi thế về ngoại hình so với vô vàn ngôi sao khác, Lady Gaga bộc lộ: “Một cô gái phải phát huy những gì mà cô ấy có trong tay, và tôi chắc chắn sẽ không làm các đấng mày râu cuồng si như những gì Britney đã làm trong clip của cô ấy. Vậy thì tôi làm việc hết sức mình có thể”.

Và đây chính là chìa khóa thành công, cô đã tạo dựng cho mình một “đế chế” mang tên Lady Gaga: Các show diễn và những video clip của cô luôn luôn làm thỏa mãn công chúng cả phần nghe lẫn phần nhìn.

Mỗi sản phẩm âm nhạc, nhãn hiệu Lady Gaga là một tác phẩm sân khấu tổng hợp như một câu chuyện - nhạc ngắn được dàn dựng công phu: từ phối khí âm nhạc và vũ đạo, đến những sê-ri trang phục độc nhất vô nhị mang phong cách tối giản.

Từ buổi đầu khởi nghiệp đến nay, Lady Gaga không phải lúc nào cũng được đi trên con đường rải thảm hoa hồng. Cô đã từng theo học múa và kịch tại ngôi trường nghệ thuật danh tiếng mang tên “Tirch School of the Art”. Do có cá tính lập dị, ngoại hình không mấy nổi trội, Stefani Germanotta hiếm khi làm vừa lòng thầy cô.

Cô kể lại: “Trong lớp học diễn kịch, họ nói phong cách của tôi quá pop, hay quá rock, lúc thì chê tóc tôi đen quá. Tôi chỉ là một nhân vật nào đó thôi chứ không phải là một nghệ sỹ thực thụ”. Cuối cùng, thay vì chấp nhận sự đào tạo rập khuôn hàng loạt ở trường, Stefani quyết định thôi học, dấn thân vào cuộc phiêu lưu của chính mình, dù cho nhiều gập ghềnh khó khăn.

Nữ ca sĩ nhiều khi bị cho là “khác người”
Nữ ca sĩ nhiều khi bị cho là “khác người”

Cô nói: “Vào ngày sinh nhật thứ mười chín của mình, tôi tuyên bố với bố mẹ rằng: “Con sẽ ra ở riêng và tìm một công việc để kiếm sống”. Mẹ tôi bắt đầu khóc lóc, bố tôi thì nói: “Nếu con không thành công từ đây cho tới năm sau, con phải quay lại trường học”. Một năm sau đó, tôi đã ký được hợp đồng biểu diễn với một nhà sản xuất, tôi đã giữ lời nói. Tôi đã làm việc rất cực nhọc”.

“Tác phẩm sống” của nền công nghệ giải trí

Lady Gaga không tự nhiên được sinh ra. Stefani Germanotta sẽ không bao giờ trở thành Lady GaGa nếu không có cuộc gặp giữa cô và nhà sản xuất Robert Fusari. 

Đầu năm 2006, Stefani Germanotta còn là một gái tóc đen, tròn trĩnh, chưa nổi bật gì trong lối ăn mặc, chơi những bản balade rock cùng một ban nhạc đến từ New York tại buổi biểu diễn dành cho các nghệ sỹ trẻ.

Với tư cách là khán giả lúc ấy, ca sỹ Wendy Starland đã nhận ra chất giọng của cô phù hợp với phong cách của nhóm nhạc Strokes mà Robert Fusari đang tìm kiếm. Ấn tượng sau cuộc gặp gỡ đầu tiên với Stefani, Fusari phát biểu: “Cô ấy trông hơi mập (...), cô ấy diện một cái quần bó sát người và có kiểu tóc trông đến là kỳ cục.

Lúc đó tôi nghĩ: “Có thể đó là cô ấy, người mà tôi đang đợi, nhưng tôi hy vọng là không”. Rồi thì Stefani ngồi vào đàn piano và hát”. Một vài ô nhịp sau đó, đủ để thuyết phục Fusari: “Thật lòng mà nói, tôi đang có trước mặt đây, một phiên bản nữ của John Lenon”. Một hình ảnh hoàn toàn khác so với Lady Gaga ngày hôm nay.

Ngay sau đó, công cuộc lột xác cho Stefani nhanh chóng khởi động. Về phong cách âm nhạc, theo như Fusari gợi ý, cô chấp nhận bỏ rock để đầu tư tối đa vào nhạc pop và dance. Chính ông đã đặt cho cô nghệ danh “Lady GaGa”.

Một cách tình cờ, ngày hôm ấy, khi đang làm việc trong phòng thu, trên nền bài hát Radio Gaga của nhóm nhạc The Queen, Fusari chợt thốt lên: “Này, cô quả thật là Radio Gaga đấy”. Và Stefani cảm thấy yêu luôn cái biệt danh này kể từ đó.

Cô giải thích: “Người ta nói rằng, khi tôi hát, tôi như đang nhập vai vào một vở diễn vậy, điều đó gây ấn tượng mạnh cho người xem. Radio Gaga là một bài hát của Queen, một ban nhạc nổi tiếng bởi phong cách rock - sân khấu, rock – opéra. Vậy nên, cái tên đó đã dành cho tôi và cũng là để kết nối tình yêu nhạc pop của tôi với nghệ thuật sân khấu”.  

Phong cách luôn thay đổi
 Phong cách luôn thay đổi

Một cái tên mới, một phong cách âm nhạc mới, Lady Gaga tóc vàng, xuất hiện trước công chúng trong những bộ cánh lạ lùng và diêm dúa quả nhiên đã gây hiệu ứng khá mạnh đến người hâm mộ. Bí quyết thành công là đây. Thật khá khen cho đôi bàn tay phù thủy của Fusari và Vincent Herbert (nhà sản xuất mới của cô).

Nghệ sỹ “đa diện”

Trong mỗi con người, ai cũng có một thần tượng để lớn lên và hoàn thiện mình. Lady Gaga cũng vậy. Chính David Bowie là nguồn năng lượng gợi nhiều cảm hứng cho cô trong suốt con đường sự nghiệp của mình.

Mặc dù dòng nhạc của hai nghệ sỹ không hoàn toàn giống nhau, nhưng chúng ta có thể tìm thấy sự đồng điệu của họ qua trang phục biểu diễn, cách dàn dựng và sự huy động tối đa các phương tiện sân khấu để truyền tải thông điệp âm nhạc tới khán giả.

Lady Gaga khẳng định rằng lần mà cô ấy khám phá album Aladdin Sane của Bowie là năm cô 19 tuổi. Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn và mãi mãi tương lai của cô. Lần đầu tiên nghe những nốt nhạc trong ca khúc “Whatch That Man”, cô như được tái sinh trong nghệ thuật một lần nữa.

“Tôi bắt đầu ăn mặc một cách biểu cảm hơn (...), bắt đầu tìm đọc những quyển sách nói về nghệ thuật. Tôi đã theo học những lớp về mỹ học sau đó”.

David Bowie là mối tình lớn của cô. Nhưng bên cạnh đó, ta cũng dễ dàng bắt gặp bóng dáng của Madonna, Michael Jackson hay Queen trong các sản phẩm âm nhạc mang tên Lady Gaga.

Những dáng dấp ấy có thể là cách biểu đạt khác người, là trang phục dị thường, là trò chơi giữa nhận thức thị giác, thời trang, phim ảnh và âm nhạc được biểu tượng hóa. Họ cũng chính là những “nàng thơ” chung thủy cho “công chúa nhạc pop” Gaga.

Không ít người trẻ “phát cuồng” vì Lady Gaga

 Không ít người trẻ “phát cuồng” vì Lady Gaga

Không thể phủ nhận rằng, nhắc đến Lady Gaga là nhắc đến một đế chế âm nhạc đa diện, có khi như mưa bão ào ạt, nổ bùng dữ dội, khi lại dịu hiền đoan trang. Nhờ vào cái thế giới kỳ dị, ảo diệu như chất gây nghiện ấy, Lady Gaga ngày nay thực sự đã và đang tiếp tục “cai trị đỉnh cao của văn hóa pop”, thậm chí có người gọi là “một biểu tượng nhạc pop của thế kỷ XXI”. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.