Lạc vào thế giới nghệ thuật đa chiều của Ngô Xuân Bính

Lạc vào thế giới nghệ thuật đa chiều của Ngô Xuân Bính
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  "Điêu khắc Ngô Xuân Bính không tả thực mà phá thực, tròng trành giữa chuẩn và lệch chuẩn, thậm chí siêu chuẩn. Bính không thể hiện vật thể tĩnh, đứng im, mà vật thể động. Pho tượng nào của anh người ta đều thấy chúng có xu thế vươn xa, đi tới, bay lên. Điều này tạo nên tính hoành tráng của điêu-khắc-Ngô-Xuân-Bính".

Vừa qua, tôi có dịp ghé thăm xưởng nghệ thuật của họa sĩ, điêu khắc gia Ngô Xuân Bính. Trước mắt tôi là hàng trăm bức tranh treo la liệt trên tường, hàng chục những công trình điêu khắc đồng, đá, gỗ nằm, ngồi, đứng trên sàn. Đây, có thể nói, là một thế giới nghệ thuật phong phú, sống động đến lạ kỳ. Chỉ riêng sức cơ bắp, sức cảm, sức nghĩ và sức sáng tạo để làm ra những tác phẩm này đã đòi hỏi người nghệ sĩ nguồn năng lượng khổng lồ của một hỏa diệm sơn Bước vào thế giới nghệ thuật của Bính, tôi không kìm giữ được những cảm xúc trí tuệ ập đến. Tôi như lạc bước vào chiều thứ tư trong không gian nghệ thuật của anh.

Hội họa là ấn tượng đầu tiên: Tranh Ngô Xuân Bính vẽ sơn dầu trên vải hoặc trên gỗ, sau đó tráng lên một lớp nhựa trong suốt như men gốm. Thoạt trông tranh Bính y như bức sơn mài. Anh gọi đó là sơn mài dương bản. Kỹ thuật này cũng chỉ mới được tìm tòi và thử nghiệm trong những năm gần đây. Nó thể hiện khao khát kiếm tìm những vật liệu mới, nghệ thuật vẽ mới để tỏ bày thẩm mỹ mới của thời đại. Nó phát huy được những ưu điểm của sơn mài truyền thống, mà nương theo cách gọi của Ngô Xuân Bính thì sẽ là sơn mài âm bản. Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến trong Hội nghị Tranh luận Văn nghệ Việt Bắc năm 1949, danh họa Nguyễn Đỗ Cung chê tranh sơn mài (âm bản, dĩ nhiên) hai điểm (1) thiếu chiều sâu và (2) không đủ màu sắc để phản ánh thực tiễn sinh động của cuộc Kháng chiến. Tranh sơn mài (dương bản) của Bính, tôi nghĩ, ít nhiều khắc phục được các nhược điểm này. Lớp men trong suốt ngoài việc chống chọi tốt thời tiết ẩm thấp và nóng lạnh bất thường, còn làm cho bức tranh lên nước thời gian, tạo ra các lớp đáy tranh qua khoảng trống của những gam màu phong phú của nghệ thuật sơn dầu. Nghệ thuật làm tranh này, quả thực, rất phù hợp với thể loại tranh trừu tượng nhưng không hoàn toàn non-figure của Bính. Đặc biệt, khách xem cảm thấy những hình thể trong tranh anh chuyển động, nhảy múa, phá vỡ sự tĩnh tại truyền thống của sơn mài. Tranh Bính, lúc này, từ nghệ thuật không gian trở thành nghệ thuật thời gian.

Hình như chưa thỏa mãn với tranh, một mặt phẳng hai chiều, nên ngọn núi lửa Ngô Xuân Bính chuyển sang làm tượng với các vật thể ba chiều: đồng, gỗ, đá. Cảm nhận vật liệu đầu tiên của tôi đây là các vật liệu nặng. Đồng cục, gỗ thiết, đá khối. Hơn nữa, các pho tượng đều có kích cỡ lớn, thậm chí lớn như tượng đài, nên nặng lại càng thêm nặng. Tôi hỏi Bính, như tượng đồng chẳng hạn, sao anh không làm rỗng, hoặc gò đồng cho nó nhẹ, dễ vận chuyển, lại tiết kiệm nguyên liệu. Bính cười em thích thế. Thích, trong nghệ thuật, là không giải thích gì hết hoặc giải thích tất cả. Cứ nhìn những khối tượng đồ sộ của anh như dầm chân, chôn chân vào đất/nền, hay đúng hơn như mọc lên từ nền/đất, tôi hoát ngộ. Hóa ra, với các kiến trúc sư, điêu khắc gia, họ đều là những nhà vật liệu học cả. Nhưng, để có thể trở thành một nghệ sĩ, kẻ biết biến vật liệu thành nghệ thuật. Và, để khiến một vật liệu trơ ỳ cất tiếng nói, thì ứng xử đầu tiên là phải khắc chế được bản tính/chất của vật liệu đó. Không phải ngẫu nhiên mà những ngôi nhà thờ bằng đá khổng lồ nhờ được xây theo phong cách Gothic bỗng cứ như muốn bay lên. Nhìn các khối tượng bằng vật liệu nặng này của Bính, tôi cũng có một cảm giác nhẹ nhõm như vậy. Nghệ sĩ đã chắp cánh cho tác phẩm.

Ngô Xuân Bính còn rất trọng đến khâu đánh màu cho tượng. Các pho đá, đồng và gỗ đều được làm sẫm màu, tùy vào từng vật liệu để anh chọn một sắc sẫm phù hợp. Bính đã tạo ra cho tác phẩm của anh, những pho tượng dương vật, những bộ ba, bộ bốn thiếu nữ chổng mông phô bày cái “hỏm hòm hom” (Hồ Xuân Hương), những cặp trai gái ở tư thế xuân tình nhất,… được lên màu thời gian, không phải là màu giả cổ, mà màu của những vật cổ/cổ vật như vừa đào lên từ những di chỉ đá cũ, đá mới. Đánh màu, Bính không chủ ý che giấu nguồn gốc vật liệu. Người xem vẫn nhận ra pho này bằng đá, pho kia bằng đồng, pho kìa bằng gỗ, nhưng thực tính của vật liệu thì không còn cảm thấy nữa. Như một món ăn, muốn ngon phải chế biến để làm mất cái tanh, cái hôi đi, nhưng khi thưởng thức vẫn nhận ra đó là thịt, là cá. Đấy gọi là nghệ thuật chế biến.

Ngô Xuân Bính là nghệ sĩ rất chú trọng đến thủ pháp nghệ thuật. Không chỉ anh hiểu rằng “nghệ thuật chính là thủ pháp” (Shklovsky), mà, quan trọng hơn, là thức nhận được sự khác nhau về nguyên tắc giữa văn học và mỹ thuật. Nếu với văn học, mỗi từ, chữ đều có nghĩa ở ngoài văn bản, còn ở mỹ thuật thì màu sắc, đường nét, hình khối chỉ có nghĩa khi nằm trong tác phẩm. Nên muốn chúng nói được, đối thoại được với người xem, điêu khắc phải cấp cho nó một ngữ pháp. Ngôn ngữ điêu khắc của Bính rất hiện đại, vừa cập nhật vừa cập thế giới. Là con nhà võ, phái võ Nhất Nam, sở trường ở cận chiến, đánh nhanh, dứt khoát và biến hóa. Là một thầy thuốc Đông Y, chuyên châm cứu, hiểu cơ thể người không chỉ từng bộ phận như giải phẫu nhân thể phương Tây, mà còn hiểu các huyệt đạo, kinh mạch, nhất là khí, “khí vận sinh động” (một nguyên lý thẩm mỹ của danh họa Tạ Hách). Bính hiểu con người một cách tổng thể, trong xu hướng vận động của nó, rồi sau đó thể hiện ra bằng những thao tác dứt khoát, hầu như nhất thành bất biến. Do vậy, Bính có khả năng đánh nhanh, thắng nhanh, đánh trúng, đánh đúng. Ngoài sự dồi dào ý tưởng do giàu trải nghiệm, thì, có lẽ, đây là lý do giải thích Bính sáng tác khỏe đến như vậy.

Tượng của Ngô Xuân Bính hầu như không có tên gọi. Có thể nhà điêu khắc muốn dành cái quyền đặt tên thiêng liêng cho người thưởng lãm. Còn nếu có (như Chí Phèo Thị Nở chẳng hạn), thì cái tên ấy cũng chỉ như tấm vé cửa vào thế giới nghệ thuật của anh. Một quần thể những dương vật, âm vật đứng độc lập hay thành cặp (đang giao hợp), thành nhóm. Một bầu, hay đúng hơn một quyển, năng lượng tính dục ăm ắp, tràn đầy. Nhưng không chỉ dục tính/libido của Freud, mà năng lượng sống/libido của Jung. Tượng Bính, vì thế, không khiêu dục (porno) mà hứng dục (erotic). Những cặp vú, bộ mông như núi đồi, cồn cát, những âm vật “bằng ba mẫu ruộng,” những dương vật “bắc cầu qua sông,” sản phẩm của những cử chỉ/thao tác thẩm mỹ rất hiện đại/đương đại. Nhưng nó vẫn không thôi ám gợi đưa tôi về với tục thờ sinh sôi nảy nở, như hình tượng Bà Banh qua những thao thiết Việt, ông Đùng bà Đà trong các lễ hội dân gian, thần Shiva (Linga và Yoni) của người Chăm, các “Vệ nữ nguyên thủy” mông to vú nở của Phi châu, Âu châu thời cổ sơ… Đặc biệt, tôi bị hút đến một pho Dương Vật gỗ. Trông xa như một thân cổ thụ, một cây vũ trụ nối liền trời và đất. Đến gần hóa ra dương vật ấy lại là một hiền triết Đông phương đang trầm tư mặc tưởng, mắt không nhìn đi đâu cả, mà nhìn thấy tất cả. Đặc biệt, hình tượng lấp lửng hai mặt này của Bính càng giống dương vật bao nhiêu thì càng giống hiền giả bấy nhiêu. Tôi bất giác muốn ngồi vào lòng pho tượng, dựa lưng vào cây vũ trụ, để thụ hưởng nguồn năng lượng thiêng đang lan tỏa ra. Nghệ thuật Ngô Xuân Bính đã đi từ bản năng, vô thức đến siêu thức, tâm linh.

Điêu khắc Ngô Xuân Bính không tả thực mà phá thực, tròng trành giữa chuẩn và lệch chuẩn, thậm chí siêu chuẩn. Bính không thể hiện vật thể tĩnh, đứng im, mà vật thể động. Pho tượng nào của anh người ta đều thấy chúng có xu thế vươn xa, đi tới, bay lên. Điều này tạo nên tính hoành tráng của điêu-khắc-Ngô-Xuân-Bính. Quả thực, một pho tượng, một bức tranh hoành tráng không phải là do kích thước “khủng” của nó, mà còn do sự tạo hình khiến nó trương nở, trương nở trong không gian, đặc biệt là trương nở về thời gian. Mà thời gian là chiều thứ tư trong nghệ thuật Bính. Mỗi pho tượng của anh đều có tính tự đầy đủ, một vật tự nó của Kant, một thế giới tự nó. Bởi thế, các pho tượng Bính, bất chấp kích cỡ, đều có tính chất tượng đài, đều trở thành tượng đài. Có điều trước đây, khi xây dựng tượng đài thì đều cần đến một không gian, một cảnh quan tương ứng để làm bệ đỡ cho nó. Ngày nay, nhiều khi trong những công trình kiến trúc hiện đại, thì tượng đài chỉ còn là một bộ phận của nó. Với tính chất tự trị của mình, tượng Bính có khả năng đứng một mình, chẳng những không bị kiến trúc lấn át, đè bẹp, mà thậm chí còn khắc chế được không gian kiến trúc xung quanh, bắt nó phải trở thành những bộ phận của tượng.

Suốt hành trình xem tranh tượng, tôi cứ băn khoăn tự hỏi về cái nghệ thuật động của Bính là do đâu. Hẳn là do những lực hút đẩy của các cực đối lập, như nặng – nhẹ, đặc – rỗng, không gian – thời gian, trong suốt – mờ đục, quá khứ – tương lai, Á – Âu, Việt Nam – thế giới, hồn nhiên – sâu thẳm, minh triết – triết học… Chính các chuyển động này đã mở ra những chiều kích thẩm mỹ mới, những không gian nghệ thuật mới. Trong thế giới nghệ thuật Ngô Xuân Bính, tôi tha hồ tự do du hành từ không gian này sang không gian kia, rồi tùy ý dừng lại ở nơi mình nhiều thích khoái thẩm mỹ nhất để cùng tác giả đồng sáng tạo, một mặt cùng lúc sống được nhiều cuộc đời, mặt khác kéo dài miên viễn đời sống của những tác phẩm nghệ thuật./.

Đọc thêm

Khai mạc Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi

Khai mạc tuần lễ du lịch Quảng Ngãi.
(PLVN) -  Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn mới khai mạc “Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi và Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch huyện Lý Sơn năm 2024”.

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Yêu đất nước hơn qua những chuyến đi

Du khách tham quan di tích chiến trường Đồi A1. (Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN)
(PLVN) - Những du khách, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng tới thăm chiến trường xưa để nhớ lại một thời chiến đấu hào hùng, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc; học hỏi, giáo dục truyền thống. Do vậy, hiện có nhiều tour du lịch giúp du khách càng đi càng thêm yêu Tổ quốc, dân tộc, nhất là vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Ngàn dặm Tổ quốc thân yêu

Những chuyến đến các vùng miền, khiến người trẻ càng thêm yêu Tổ quốc Việt Nam xinh đẹp. (Nguồn: Thúy Hiền Nguyễn)
(PLVN) - Có những người trẻ yêu quê hương, đất nước từ câu chuyện kể, các bài học lịch sử. Nhưng lại có người trẻ yêu Tổ quốc bằng những chuyến đi đến mọi miền Nam – Bắc. Đó là một thứ tình cảm nảy nở từ vẻ đẹp rừng núi hùng vĩ, bền bỉ và thủy chung tựa như dòng sông hiền hòa.

Hương mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…