Lá thư của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

(PLVN) - Lá thư chỉ vài trăm từ nhưng từng câu, từng chữ đều nêu bật lên sứ mệnh của Báo cũng như ngành Tư pháp; thể hiện những kỳ vọng mong muốn của người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi gắm vào tập thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo Pháp luật (nay là Pháp luật Việt Nam) nói riêng và ngành Tư pháp nói chung. Đó là lá thư của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gửi báo Pháp luật và ngành Tư pháp nhân dịp Xuân Canh Thìn 2000.

1. Tháng 9/1998, Báo Pháp luật lần đầu tiên tiếp nhận 9 phóng viên sau 13 năm hình thành và phát triển. Nói “lần đầu tiên” bởi trước đó, cán bộ, phóng viên, nhân viên của Báo đều được Bộ Tư pháp điều chuyển từ các đơn vị chức năng của Báo.

Đó là ngày 15/9/1998. Ngay ngày hôm sau, Bí thư Chi bộ của Báo Trịnh Đức Tiến đã thông báo danh sách đảng viên của Báo đi học Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), trong đó có 2 đảng viên mới tiếp nhận trong số 9 phóng viên mới được tuyển dụng. Tổng số đảng viên của Báo khi đó (năm 1998) có 13 người.

Tôi còn nhớ mãi cảm xúc đó bởi vừa “chân ướt chân ráo” vào Báo, đã bắt đầu bắt vào guồng hoạt động của Báo, không như trước đó ở một số tờ báo chỉ có đi và viết.  Đây cũng là lần đầu tiên sau khi được kết nạp Đảng trong trường, tôi được đi học Nghị quyết. Khoảng 1 tháng sau, trong số 9 phóng viên mới, tôi được Báo cử đi viết về Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa X (từ ngày 28/10-2/12/1998).

Đó là những kỷ niệm không bao giờ quên khi lần đầu đặt chân vào Hội trường Ba Đình. Ngày đầu tiên coi như không làm được gì, chỉ là đi xung quanh quan sát, xem các phóng viên tác nghiệp ra sao, phỏng vấn như thế nào… (Khi đó còn là báo tuần nên không áp lực phải viết bài ngay - NV). Sau đó bắt đầu phỏng vấn “hội đồng” hoặc tìm đại biểu phỏng vấn theo chủ để Ban Biên tập yêu cầu.

Không khó khăn như bây giờ nhưng mỗi khi phóng viên tiếp cận các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, luôn có bảo vệ, thư ký xung quanh và sẵn sàng can thiệp nếu phỏng vấn quá lâu hay đeo bám. Sau những lần như vậy, tôi đã quen mặt và biết rõ thư ký nào của lãnh đạo nào. Biết và cũng chỉ nói chuyện bâng quơ rồi lấy số điện thoại bởi chỉ nghĩ đơn giản biết đâu có lúc cần.

Kỳ họp kết thúc. Sau đó Ban Biên tập giao nhiệm vụ phỏng vấn lãnh đạo cho số báo Tết. Lúc đó, số điện thoại thư ký của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là điều tôi nhớ đến đầu tiên. Tôi cấp tốc soạn công văn nội dung phỏng vấn. Đích thân Trưởng ban Thư ký Đào Văn Hội (nay là Tổng Biên tập) đã sửa, duyệt công văn và chỉ đạo đánh máy. 

Công văn đề nghị phỏng vấn Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
 Công văn đề nghị phỏng vấn Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Tôi còn nhớ, khi đó tôi đã có cuộc hẹn với thư ký của Tổng Bí thư tại ngã tư đường Nguyễn Cảnh Chân giao cắt Phan Đình Phùng. Nhưng sau đó bài phỏng vấn đã không thực hiện được do thời gian quá gấp gáp.

2. Rút kinh nghiệm cho năm sau, Báo đặt ra nhiệm vụ từ đầu kỳ họp Quốc hội cuối năm, là có bài phỏng vấn Tổng Bí thư, hoặc có thư của Tổng Bí thư cho số Tết Canh Thìn năm 2000, năm Báo kỷ niệm 15 năm thành lập. 

Đã có kinh nghiệm của hai lần đi Quốc hội, lần này mọi việc suôn sẻ hơn. Khi đó phóng viên khá dễ dàng tiếp cận đại biểu Quốc hội, thậm chí được đại biểu mời nước tại căng tin trong giờ giải lao. Cũng vì “thân” với bảo vệ, thư ký của Tổng Bí thư nên việc tiếp cận, nói chuyện cũng khá dễ dàng hơn. Tôi cũng đặt vấn đề cho số báo Tết và được nhận lời. 

Nhà báo Thanh Lan (thứ 2 từ trái sang) phỏng vấn Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa năm 2002.
  Nhà báo Thanh Lan (thứ 2 từ trái sang) phỏng vấn Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa năm 2002.

Qua bảo vệ của Tổng Bí thư, yêu cầu phỏng vấn đã được chuyển cho trợ lý Tổng Bí thư. Điện thoại qua lại hối thúc. Và rồi ngay trước giờ báo Tết ra nhà in, tôi đã cầm được lá thư với dấu đỏ chót của Văn phòng Trung ương Đảng, phi như bay về Tòa soạn trong niềm vui vỡ òa.

Lá thư chỉ vài trăm từ nhưng từng câu, từng chữ đều nêu bật lên sứ mệnh của Báo cũng như ngành Tư pháp; thể hiện những kỳ vọng mong muốn của người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi gắm vào tập thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo Pháp luật (nay là Pháp luật Việt Nam) nói riêng và ngành Tư pháp nói chung.

Và sau 20 năm, những chỉ đạo, dặn dò của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vẫn còn nguyên giá trị với cán bộ, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng, cán bộ, nhân viên ngành Tư pháp nói chung.

Thư của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đăng trên Báo Pháp luật Xuân Canh Thìn 2000.
 Thư của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đăng trên Báo Pháp luật Xuân Canh Thìn 2000.

Nội dung lá thư như sau:

“Thân gửi Báo Pháp luật!

Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm rất nặng nề và cao quý: Giữ nghiêm phép nước.

Phép nước nghiêm minh  thì thế nước vững chãi.

Xuân mới, tôi chúc Báo Pháp luật thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong cơ quan và Đảng bộ của mình, góp phần tuyên truyền, cổ vũ, đấu tranh để thực hiện nghĩa vụ của ngành Tư pháp đối với dân, với nước.

Năm 2000 là năm kỷ cương.

Cán bộ, nhân viên ngành Tư pháp là những người gương mẫu về kỷ cương. Đó là đòi hỏi nghiêm khắc và nguyện vọng của đồng bào và nước ta.

Lê Khả Phiêu

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”

Ngay trong năm đó, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo về lá thư của Tổng Bí thư và phát động cuộc vận động học tập làm theo những lời căn dặn của Tổng Bí thư trong toàn ngành.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.