Kỷ vật “Lá cờ giải phóng” của Trung đoàn 98 anh hùng

Đại tá Hoàng Phục Hưng giới thiệu Lá cờ giải phóng.
Đại tá Hoàng Phục Hưng giới thiệu Lá cờ giải phóng.
(PLO) - Ngày 20/6, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2 đã long trọng tổ chức Lễ bàn giao hiện vật lịch sử là “Lá cờ giải phóng” của Trung đoàn cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là lá cờ đầu tiên được cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 149 (tiền thân Trung đoàn 98 ngày nay) kéo tung bay trên nóc Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy ngày 11/3/1975. 

Thượng tá Hoàng Văn Giáp - Chính ủy Trung đoàn 98 cho biết: “Lá cờ là một hiện vật quý, có ý nghĩa lịch sử không chỉ đối với Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2 mà còn là biểu tượng chiến thắng của toàn quân ta trong trận Buôn Mê Thuột, mở màn Chiến dịch Tây Nguyên, đánh dấu những thắng lợi đầu tiên của đại thắng mùa Xuân năm 1975. Trên lá cờ vẫn còn bút tích của Đại tá Hoàng Phục Hưng ghi: “B2 - C1 - D7 đoàn Bắc Thái đã cắm lá cờ đầu tiên này lên chỉ huy sở F23 (Buôn Mê Thuột) hồi 11 giờ sáng ngày 11-3-1975. Hưng”. 

Đại tá Hoàng Phục Hưng, nguyên Chính ủy Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 (nay là Sư đoàn 316), nhân chứng lịch sử, khi đó là Chính trị viên phó tiểu đoàn. Đại tá Hưng cho biết: “42 năm trước, sau khi hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào, Trung đoàn 98 (khi ấy mang phiên hiệu Trung đoàn 149 - Đoàn Bắc Thái) được lệnh quay về tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trên đường hành quân tiến về giải phóng Sài Gòn, Trung đoàn nhận nhiệm vụ tiến công tiêu diệt mục tiêu trọng yếu Sở chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy.

Với sự mưu trí, kiên cường dũng cảm, đơn vị đã từng bước bẻ gãy các đợt phản kích của địch. Buộc lực lượng địch sống sót chạy về điểm cao 419, sau đó co cụm về hướng sân bay Hòa Bình, cố thủ ở căn cứ Trung đoàn 53 tại sân bay. Mũi tiến công của Tiểu đoàn 9 đang vây hãm sân bay đã chặn đánh quyết liệt, bắn cháy 2 xe tăng, thu 2 xe khác, diệt và bắt toàn bộ lực lượng còn lại của địch. Còn Tiểu đoàn 7 nhanh chóng đánh chiếm khu tham mưu, diệt 269 tên địch, bắt 19 tên rồi tiến thẳng vào khu trung tâm Sở chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy vào lúc 10h30 ngày 11/3/1975. 

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Năng trao tặng hiện vật cho Trung đoàn 98.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Năng trao tặng hiện vật cho Trung đoàn 98.

Trước khi bước vào trận đánh, Tiểu đội phó Tiểu đội 5, Trung đội 2, Đại đội 1 Bùi Văn Vui được giao nhiệm vụ mang lá cờ chiến thắng cắm trên nóc Sở chỉ huy 23 Ngụy nhưng không may anh hy sinh. Khi tiến vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy, Trung đội trưởng Trung đội 2, Đại đội 1, Tiểu đoàn 7 Trần Công Kỳ đã tìm được “lá cờ chiến lợi phẩm” của ta do địch thu được trưng bày trong phòng truyền thống. Chính Trung đội trưởng Kỳ đã giao lá cờ cho 3 chiến sĩ Nguyễn Đức Thịnh, Ngô Văn Quyền và Trần Văn Thanh cắm trên nóc Sở chỉ huy của địch. Cùng lúc, Tiểu đoàn 8 từ tiểu khu thọc sang khu Sở chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy phối hợp với Tiểu đoàn 7 và các đơn vị bạn đánh chiếm toàn bộ các mục tiêu còn lại. 

Chiến công oanh liệt này của cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 98 đã góp phần quan trọng cùng các đơn vị tiến về Sài Gòn giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Sở chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy ngày ấy cũng chính là hiện vật thiêng liêng minh chứng cho ý chí chiến đấu kiên cường, tinh thần hy sinh anh dũng của các thế hệ của cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn 316 nói chung, Trung đoàn 98 nói riêng; đồng thời khẳng định những đóng góp lớn lao của cán bộ, chiến sỹ đơn vị trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại”.

Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của Trung đoàn 98 trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ngày 28/4/2000, đơn vị vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang (LLVT) nhân dân. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống, Trung đoàn 98 vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; được Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tặng thưởng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý khác.

Việc đưa lá cờ về trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam là nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 98, mong muốn chiến công của đơn vị sẽ được lan tỏa đến mọi cán bộ, chiến sỹ trong toàn quân cũng như nhân dân cả nước, từ đó khơi dậy mạnh mẽ niềm tự hào về truyền thống của LLVT Quân khu 2, của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, tạo động lực giúp cán bộ, chiến sĩ đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nhân dịp này, Thiếu tướng, TS. Nguyễn Xuân Năng - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tặng bản phục chế một số hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có liên quan tới lịch sử chiến đấu và trưởng thành của Trung đoàn 98. Đó là bản phục chế tập thơ “Những bước đi của đoàn quân thần tốc” do Ban Chính trị của Trung đoàn 98 xuất bản; bản phục chế Sổ tay của ông Trần Duy - nguyên Chính ủy Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và “Tấm dù ngụy trang” của chiến sĩ Sư đoàn 316 đã dùng để ngụy trang trong lúc sửa chữa pháo ở trận địa đợt 1 Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Xuân Năng mong rằng trong thời gian tới, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, các cựu chiến binh, tướng lĩnh, Anh hùng LLVT, thân nhân gia đình tướng lĩnh, liệt sĩ để Bảo tàng có thêm nhiều hiện vật quý, có giá trị, phản ánh lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta, góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống cho các thế hệ và giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước Việt Nam anh hùng.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.