Kỳ tích từ ý chí và khát vọng độc lập

Đường Trường Sơn là một kỳ quan, kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Đường Trường Sơn là một kỳ quan, kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Đường Trường Sơn, tuyến đường chiến lược chi viện miền Nam thời chống Mỹ, khởi đầu tại huyện Tân Kỳ (Nghệ An) qua 11 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và kết thúc tại Bình Phước. Ra đời đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1959, tuyến đường này là một kỳ quan, kỳ tích của dân tộc Việt và mang đậm dấu ấn quân sự tài ba của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Đầu tháng 5/1959, Tướng Giáp về Quảng Bình nhưng không chỉ việc thăm quê. Chăm chú nhìn tấm bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được lãnh đạo tỉnh mở ra, Đại tướng liên tục đưa ra những câu hỏi về các tuyến đường ở tỉnh, đặc biệt là sâu trong đại ngàn Trường Sơn.

Báo cáo với Đại tướng, ông Trần Sự (nguyên Tỉnh đội trưởng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) chỉ ra rạch ròi các tuyến thượng đạo hiểm trở chạy ven đồi núi phía Tây Quảng Bình nối xuyên ra hướng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Quan trọng bậc nhất có sẵn là đường 15A (phần lớn là nền cũ của đường Hồ Chí Minh ngày nay).

Thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và chỉ thị từ Đại tướng, từ tháng 5/1959, QK4 và Quảng Bình tập trung lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến nâng cấp, tu sửa các tuyến đường có sẵn. Cùng với đó, nhiều tuyến khác nối QL1A lên phía Tây Nam hướng vào Quảng Trị, Đường 9 như từ Thạch Bàn (huyện Lệ Thủy) vào Khe Hó (phía Tây huyện Vĩnh Linh); đường 16 từ Thạch Bàn vào Bang, đến Vít Thù Lù, tới Làng Ho, vượt đèo 1.001, qua sông Bến Hải… được mở thêm.

Đầu 1960, đường 15A cơ bản được khôi phục, nâng cấp xong. Phương tiện cơ giới chạy suốt từ Hòa Bình qua Thanh - Nghệ - Tĩnh đến Quảng Bình.

Tháng 5/1961, Tướng Giáp trở lại Quảng Bình, làm việc với Bí thư Tỉnh ủy và Trưởng Ty GTVT. Sau khi kiểm tra thực địa, Đại tướng quyết định: “Đường 15A thông xe rồi, địch sẽ quấy rối mạnh, ta phải có đường vượt qua Trường Sơn vào Đường 9”.

Sau chuyến đi này, Đại tướng tiếp tục có quyết sách táo bạo “chọc thủng Trường Sơn” về chiều Đông sang Tây, mở đường 20 nối sang đất bạn Lào.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lực lượng bộ đội và TNXP trên đường 20 Quyết Thắng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lực lượng bộ đội và TNXP trên đường 20 Quyết Thắng.

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn (nguyên Chính ủy Công binh Trường Sơn), nhớ lại: “Đường Trường Sơn trên đất Quảng Bình là hệ thống gồm các tuyến dọc Bắc - Nam và những tuyến “rọc ngang” sang đất bạn Lào. Một trong những tuyến “rọc ngang” là đường 12A, từ ngã ba Khe Ve vượt Cổng Trời lên Cha Lo đến tỉnh Khăm Muộn (Lào), là tuyến vận tải cơ giới đầu tiên thuộc hệ thống. Qua phía Lào, tuyến cơ giới chia làm hai nhánh”.

Khi bộ đội Trường Sơn chuyển phương thức vận tải sang cơ giới, tháng 5/1965, máy bay địch tăng cường tần suất đánh phá hòng cắt đứt và gây những thiệt hại nặng về người, phương tiện, hàng hóa.

Trong một số cuộc họp, có ý kiến nên dừng vận tải cơ giới. Tướng Giáp cương quyết: “Chúng ta không có lựa chọn nào khác trong khi yêu cầu của chiến trường miền Nam ngày càng lớn. Phải sử dụng mọi biện pháp tổng hợp, từng bước phát triển vận tải cơ giới đường bộ, đường sông là chủ yếu; đồng thời, tùy tình hình cụ thể từng nơi, từng lúc mà kết hợp vận chuyển thô sơ”. Đại tướng đề ra phương châm: “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”.

Thiếu tướng Tuấn khẳng định: “Phương châm đó của Đại tướng như tiếp thêm sức mạnh giúp bộ đội Trường Sơn tạo ra bước đột phá mới trong công tác tổ chức, vận chuyển trên toàn tuyến”.

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, khẳng định: “Để có được mỗi mét đường xuyên Trường Sơn, phải hội tụ trí lực toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Với chúng tôi, anh Văn (Tướng Giáp – NV) là “kiến trúc sư chính” của tuyến đường”.

Những chiến binh gang thép trên đường 20 Quyết Thắng

Đường 20 Quyết Thắng là một con đường đặc biệt thuộc hệ thống đường mòn Trường Sơn. Để xẻ ngang dãy Trường Sơn hùng vĩ, mở 125km đường giữa hoàn cảnh thiếu nhân, vật lực và bị giặc Mỹ đánh phá ác liệt, bộ đội, công binh, TNXP của ta chỉ mất 97 ngày đêm.

Đường 20 khởi đầu từ Phong Nha (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), chạy qua Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, kết thúc khi giao đường 128 tại ngã ba Lùm Bùm trên đất Lào.

Tham gia mở đường cùng công binh, bộ đội ngày ấy còn có TNXP: Đội 25 Hà Nam, Đội 23 Hà Tĩnh, Đội 4 Ninh Bình, Đội 3 Quảng Bình, Đội 8 Thái Bình - Hà Tây, về sau còn có lực lượng TNXP nhiệm kỳ 2 từ Thanh Hóa.

Tháng 5/1966, khi cuộc chiến vào lúc ác liệt, máy bay Mỹ phát hiện ra đường 20. Con đường trở thành “tọa độ lửa” khốc liệt, là nơi thử thách ý chí, bản lĩnh kiên cường.

Thiếu tướng Phan Khắc Hy hồi ức: “Giai đoạn 1950 - 1952, tôi là Tỉnh đội trưởng, Phó Bí thư Quảng Bình. Từ tháng 3/1967 – 9/1968, là Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Không quân, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân. Do yêu cầu chiến trường miền Nam, tháng 5/1971, tôi được điều vào Nam làm Chính ủy Đoàn 470 phụ trách các tuyến đường từ Nam Lào, Đông Bắc Campuchia đến Nam Bộ. Hành quân đến Bộ Tư lệnh Đoàn 559, gặp Trung tướng Nguyên, tôi ở lại với bộ đội Trường Sơn, giữ chức Phó Tư lệnh Đoàn 559 kiêm phụ trách Tổng cục Hậu cần tiền phương...”.

Một đoạn cua chữ A bị bom đạn Mỹ đánh phá.

Một đoạn cua chữ A bị bom đạn Mỹ đánh phá.

Tướng Hy nhớ lại: “Nhiều trọng điểm, bom đạn Mỹ bắn phá san phẳng thành bình địa. Nhưng bộ đội, TNXP vẫn không ngại gian khổ, hy sinh, kiên cường giữ chốt, “một tấc không đi, một ly không rời”, san lấp hố bom, mở đường, phá bom nổ chậm”.

Bà Lê Thị Phương Thảo (cựu TNXP thuộc C5, Đội TNXP 25 Hà Nam), kể: “C5 phụ trách cua chữ A. Cả một vùng rừng núi trơ trốc tan hoang vì bom Mỹ chà đi xát lại. Tôi còn nhớ ngày Đại tướng đến thăm đơn vị, C5 hứa bằng mọi giá giữ cua chữ A luôn thông suốt. Và C5 đã giữ trọn lời thề: “Máu C5 có thể đổ nhưng đường C5 không thể tắc. Quyết tử cho cua chữ A”.

Trên đường 20, đèo Phu La Nhích bị máy bay Mỹ đánh phá gần 10.000 lần, trong đó khoảng 2.450 lần B52. Mỗi bộ đội, TNXP chốt giữ tại đây hứng chịu bình quân khoảng… 1.900 quả bom các loại. Tháng 3/1973, khi đến thăm trọng điểm Phu La Nhích, Đại tướng dành tặng danh hiệu “Trung đội thép” cho 38 nữ công binh B3, C3, D33, Binh trạm 14, Đoàn 559. Đại tướng khẳng định: “Chỉ có ý chí gang thép mới trụ được trên trọng điểm này”.

Với quyết tâm bảo vệ tuyến đường Trường Sơn theo phương châm “địch đánh phá ngăn chặn, ta đánh địch mở đường”, “địch phá 1, ta làm 10”, những đoàn xe chi viện cho chiến trường miền Nam vẫn không ngừng đưa hàng lên phía trước để miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất hai miền.

Hồi ức về lần gặp Đại tướng tại trọng điểm đèo Phu La Nhích, bà Dương Thị Trình (nữ công binh B3) bồi hồi: “Khi đang cùng với chị em san lấp hố bom trên đèo, chúng tôi được gặp Đại tướng vào thăm bộ đội Trường Sơn, thăm “tọa độ lửa” Phu La Nhích. Gặp Trung đội, Đại tướng ân cần thăm hỏi, động viên, biểu dương tinh thần dũng cảm của toàn thể đơn vị. Lần ấy, Đại tướng hỏi các TNXP cần gì nhất? Tất cả ngại ngùng trả lời: “Chúng cháu cần nhất là xà phòng, bồ kết và vải màn. Con gái, thiếu những thứ này, khổ lắm. Khổ hơn phá bom nổ chậm, hơn san lấp hố bom, hơn cả đánh giặc Mỹ xâm lược””.

Sau cuộc gặp gỡ chừng nửa tháng thì đơn vị nhận được quà. Nào là xà phòng, vải màn, bồ kết... “Cả trung đội reo hò mừng rỡ, nhiều chị em xúc động khóc rưng rức. Bất ngờ quá khi Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trăm công ngàn việc, lo quyết sách lớn, chỉ huy các chiến dịch, vẫn nhớ đến chúng tôi, những cô gái bám trụ trên đèo Phu La Nhích”.

Đọc thêm

Mở rộng Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình
(PLVN) - Bộ Quốc phòng mới công khai Quy hoạch chi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500. Dự án nhằm bảo tồn không gian linh thiêng, tôn tạo cảnh quan kiến trúc và nâng cao chất lượng đón tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để việc tổ chức chính quyền địa phương ảnh hưởng đến các công việc khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 22/6, kết luận hội nghị “3 trong 1” trực tuyến toàn quốc về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không để và không vì việc sắp xếp chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ảnh hưởng tới các công việc còn lại.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.
(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

Kết luận số 169-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Người dân phường Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng mới đến Trung tâm hành chính công làm thủ tục hành chính. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW (ngày 20/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (gọi tắt là Kết luận số 169).

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam