Kỳ thú khoa học trong 'Phù thủy tối thượng'

Một số hình ảnh trong phim Dr Strange.
Một số hình ảnh trong phim Dr Strange.
(PLO) -“Dr Strange” - đang chiếu rạp Việt với tên gọi “Phù thủy tối thượng”- nổi bật với kỹ xảo mãn nhãn, diễn xuất nhuần nhuyễn, lời thoại hóm hỉnh và bắt não của người xem động đậy với không ít vấn đề khoa học kỳ thú.

“Dr Strange” kể về bác sĩ phẫu thuật thần kinh Stephan Strange (tài tử Anh Benedict Cumberbatch – nổi tiếng với vai thám tử Sherlock Holmes trong phim truyền hình Sherlock) tài giỏi nhưng cao ngạo. Sau một tai nạn giao thông, hai bàn tay tài hoa của anh trở nên run run, yếu đuối. Anh tìm đến Nepal, được khai sáng về năng lực bản thân, về tiếp nhận thế giới bên ngoài theo một cách điên rồ, phi logic. Anh được biết đến chiều không gian thứ 4.

Du hành vượt thời gian

Mọi vật thể trong tự nhiên đều tồn tại dưới dạng 3 chiều (dài, rộng, cao). Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng, còn một chiều nữa là chiều thời gian, hay còn gọi là chiều không gian thứ 4. Ví dụ, lái xe từ đầu đường tới cuối đường là du hành trong 3 chiều không gian (đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải, lên dốc, xuống dốc). Đi 100km hết 1 giờ. Nhưng nếu có một chiều không gian thứ 4 nối trực tiếp đầu đường với cuối đường thì đi xe chỉ hết 1 giây. Có thể tưởng tượng là uốn cong con đường, gập thành 1 hình tròn hoặc 2 đường thẳng đè lên nhau (đầu đường, cuối đường sẽ trùng làm một).

Một số hình ảnh trong phim Dr Strange

Một số hình ảnh trong phim Dr Strange

Trong vật lý có một khái niệm gọi là wormhole (lỗ sâu - cái lỗ do con sâu đục tạo ra). Đó là một không-thời gian đặc biệt, tạo ra đường tắt, nối vùng không-thời gian này với vùng không-thời gian khác và đôi khi cho phép vật chất di chuyển từ vùng này qua vùng khác bằng cách chui qua lỗ sâu. Tưởng tượng rằng, cả vũ trụ là một mặt cầu, muốn đi từ một điểm đến điểm đối diện trên mặt cầu, con người cần phải đi hết nửa chu vi đường tròn lớn của mặt cầu. Nhưng nếu đi xuyên qua lòng hình cầu, quãng đường phải đi giảm xuống đáng kể, chỉ còn là đường kính mặt cầu. Ví dụ đơn giản hơn, một con sâu nằm trên thân một quả táo. Muốn bò tới vị trí đối diện phía bên kia quả táo, nó phải bò hết nửa vòng quả táo. Nhưng nếu nó đục một lỗ xuyên qua thân táo thì con đường nó phải đi là đường thẳng, ngắn hơn nhiều.

Hiện chưa có bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của các lỗ sâu trong vũ trụ. Nếu có, chúng không ổn định, dễ sụp đổ và hủy diệt sự sống (do bức xạ điện từ tần số cao, năng lượng lớn…). Tuy nhiên, nhà vật lý học, vũ trụ học nổi tiếng thế giới Stephen Hawking cho rằng, các lỗ sâu tồn tại xung quanh chúng ta, nhưng chúng quá nhỏ, có thể là một phần nghìn, thậm chí một phần nghìn tỷ xăng-ti-mét.

Bị bắn, chụp cộng hưởng từ được không?

Đầu phim “Dr Strange” có cảnh một bác sĩ kết luận bệnh nhân bị đạn bắn vào đầu đã chết não. Thế nhưng, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Strange kết luận nạn nhân vẫn sống, có thể cứu được, sau khi vị này xem hình ảnh chụp đầu bệnh nhân bằng phương pháp cộng hưởng từ (MRI).

Theo Bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế ở TPHCM, MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio. Nguyên tử Hydrogen trong cơ thể dưới tác động từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng sóng RF. Các mô cơ thể khác nhau sẽ hấp thụ và phóng thích năng lượng khác nhau. Quá trình phóng thích năng lượng được máy thu nhận, xử lý, chuyển đổi thành các tín hiệu hình ảnh. Hình ảnh MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt, khả năng tái tạo 3D, không có tác dụng phụ như X quang nên ngày càng được chỉ định rộng rãi không chỉ cho thần kinh mà còn cho nhiều lĩnh vực khác: cơ xương khớp, tim mạch, bụng…

Khi chụp MRI, bệnh nhân sẽ nằm bên trong một ống nam châm lớn, tức giữa một từ trường rất mạnh. Vì vậy, trước đó, bệnh nhân phải tháo răng giả, vòng, nhẫn, dây chuyền, hoa tai, đồng hồ đeo tay (nếu có). Đặc biệt, nếu có các dị vật kim loại nhỏ, nằm trong các các cơ quan có mô lỏng lẻo như ở não, mắt, tim, phổi, cạnh các mạch máu lớn... thì không nên chụp cộng hưởng từ.

Một số hình ảnh trong phim Dr Strange

Một số hình ảnh trong phim Dr Strange

Vì vậy, xem “Dr Strange” đến đoạn bác sĩ xem ảnh MRI nạn nhân bị bắn vào đầu, nhiều người cho rằng, đây là một lỗi logic của phim. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị của Viện Các nhà phẫu thuật chỉnh hình Mỹ (AAOS), hầu hết bệnh nhân có viên đạn nằm trong cơ thể có thể được chụp MRI một cách an toàn. Loại đạn khiến cơ thể con người có thể bị ảnh hưởng tiêu cực khi họ chụp cộng hưởng từ là đạn làm từ thép.

Đạn xuyên giáp với lõi thép không gỉ, đạn súng săn bằng thép là không an toàn trong môi trường MRI, bác sĩ Russell Dedini cùng các đồng sự tại Đại học California - San Francisco, Viện Nghiên cứu, Giáo dục và An toàn cộng hưởng từ và Đại học Loyola Marymount kết luận.

Chì, đồng - không sao, thép - có vấn đề

Nhóm nghiên cứu đã xem xét 37 viên đạn khác nhau, quét MRI bằng 3 loại máy quét. Họ nhận thấy chỉ có 1 loại đạn “dịch chuyển đáng kể”, theo lời bác sĩ Dedini. Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Dedini xem xét độ an toàn của đạn trong máy quét MRI.

Các nghiên cứu trước đó gợi ý rằng, đạn trong cơ thể bệnh nhân nói chung an toàn trong máy quét MRI 1,5 tesla (đơn vị đo từ thông), nhưng không rõ chúng có an toàn trong máy quét 3 và 7 tesla hay không. Bác sĩ Dedini nói rằng, người ta đã biết, các vật cấy ghép bằng kim loại có thể gây nguy hiểm cho các mô mềm, cấu trúc thần kinh và mạch máu do tác động dịch chuyển và tăng nhiệt trong môi trường MRI. “Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng, các viên đạn phổ thông hiện nay không gây ra sự dịch chuyển, sinh nhiệt liên quan lâm sàng trong quá trình quét MRI với từ trường mạnh”, ông nói.

Một số hình ảnh trong phim Dr Strange

Một số hình ảnh trong phim Dr Strange

Trong một thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đặt 5 viên đạn trên một khung nhựa rồi đưa vào máy quét MRI 3 tesla. Bốn viên đạn phía trên là loại truyền thống, còn viên dưới cùng là loại xuyên giáp có lõi thép. Họ nhận thấy chỉ có viên đạn thép dịch chuyển và nóng lên. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm với tổng cộng 32 viên đạn phổ thông và 7 viên đạn súng săn do Sở Cảnh sát San Francisco cung cấp.

Trong số 32 viên đạn truyền thống, trừ một viên là đạn xuyên giáp với lõi thép gia cường, lớp phủ bằng đồng và mũi nhọn bằng chì, còn lại đều có lõi chì với lớp đồng phủ bên ngoài. Trong số 7 viên đạn súng săn, có 2 viên chứa thép. Tất cả các viên đạn được quét bằng máy MRI 1,5, 3 và 7 tesla.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, “các viên đạn không chứa thép không bị từ trường tác động. Nói cách khác, chúng không dịch chuyển”, bác sĩ Dedini nói. Tuy nhiên, “tất cả viên đạn chứa thép đã quay 90 độ” và viên đạn xuyên giáp di chuyển nhiều nhất, ông nói. Ở trong máy quét MRI ở cả 3 cấp độ sức mạnh từ trường, chuyển động tịnh tiến của viên đạn xuyên giáp đều vượt ngưỡng an toàn. Thay đổi nhiệt độ cao nhất là 1,7 độ C, nên các nhà nghiên cứu kết luận rằng, nhiệt độ do MRI gây ra không đáng kể, dù thành phần cấu tạo viên đạn là gì.

Minh họa lỗ sâu
Minh họa lỗ sâu

Với các loại đạn sản xuất tại Mỹ và được bán rộng rãi trên thị trường, chúng tan toàn trong máy quét loại mạnh tới 7 tesla, nhóm nghiên cứu kết luận. Ngược lại, đạn xuyên giáp với lõi thép và đạn súng săn bằng thép không gỉ “cần phải được coi là không an toàn vì chúng di chuyển”, bác sĩ Dedini nói...

“Dr Strange” có hình ảnh lôi cuốn, lạ mắt; người xem nên chọn định dạng 3D. Dàn diễn viên chính nổi tiếng (ngoài Benedict Cumberbatch còn có Mads Mikkelsen, Chiwetel Ejiofor, Tilda Swinton). Lời thoại và nhiều đoạn hài hước duyên dáng. Giống như nhiều phim khác của Marvel, hết phim sẽ có 2 video clip thú vị.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.

Đọc thêm

“Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội”- lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (ảnh BTC)
(PLVN) - Chiều 9/10/2024, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc “Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội” và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Độc giả có thể thử sức cắt dán và gấp mô hình Cột cờ Hà Nội rồi quét mã QR tương tác và tìm hiểu về lịch sử Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn
(PLVN) - Theo NSND Kim Xuân, dù phim ngắn trên các nền tảng xã hội là xu hướng nhưng không đội ngũ sản xuất các dự án này không nên ỷ y mà dễ dãi. “Các bạn chỉn chu từng nào thì vị trí và giá trị của các bạn trong làng nghệ thuật sẽ được định hình rõ hơn” - bà nói.

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô
(PLVN) - Hà Nội là nơi chắp cánh cho ước mơ được đắm mình trong thế giới nghệ thuật chèo của NSND Quốc Chiêm. Bởi vậy, kinh qua các vị trí, từ người nghệ sĩ cho tới công tác quản lý, ông luôn đau đáu góp sức vì văn hóa của Hà Nội nói riêng và sự phát triển của Thủ đô nói chung.

Hà Nội hào hùng, thơ mộng trên từng nốt nhạc

Những thiếu nữ với tà áo dài truyền thống bên những gánh hàng hoa đặc trưng của mùa Thu Hà Nội. (Ảnh: Điện tử Chính phủ)
(PLVN) - Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giai điệu của các tuyệt phẩm về Hà Nội lại vang lên như tỏ rõ khí chất hào hùng, anh dũng, quả cảm không kém phần thơ mộng của những con người Thủ đô. Mảnh đất ngàn năm văn hiến với nét đẹp bình dị và sức sống tiềm tàng đã làm xao xuyến bao tâm hồn nghệ sĩ, để tạo nên những nốt nhạc bất tử sống mãi cùng thời gian.

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ giới thiệu đến khán giả bộ phim điện ảnh lịch sử “Đào, Phở và Piano”. Bộ phim được phát sóng đầu tiên trên sóng của Đài, hứa hẹn mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, cảm động về Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại 'Hà Nội - Tinh hoa Áo dài'

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại “Hà Nội- Tinh hoa Áo dài”. (Ảnh: Quang Thái)
(PLVN) - Với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài”, Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 diễn ra từ 4-6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Lễ hội mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Nhóm Tứ tấu Bond sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm

Khán giả Việt có cơ hội chìm đắm trong không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới (ảnh BTC).
(PLVN) - “Bond” - Nhóm Tứ tấu dây thành công nhất thế giới sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm trong buổi diễn đặc biệt “Bond live in Vietnam” vào tối 5/10 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Khán giả Việt có cơ hội thưởng thức không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới nhưng cũng thật gần gũi, đầy hoài niệm.

Rưng rưng 'Ký ức Hà Nội - 70 năm'

Những bức ảnh tư liệu khiến nhiều người dân thấy xúc động và tự hào (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954. Dự sự kiện, không ít người rưng rưng xúc động và tự hào...

'Phú Quang - Tình yêu ở lại' - Chạm vào ký ức Hà Nội

“Phú Quang - Tình yêu ở lại” (Ảnh: Nguyễn Khánh)
(PLVN) - Hai đêm nhạc “Phú Quang - Tình yêu ở lại” được đặt trong chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức”, một món quà không chỉ dành riêng cho người dân Thủ đô mà còn là cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về một Hà Nội với hoài niệm lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV (ảnh BTC).
(PLVN) - Điểm nổi bật trong loạt chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV là sự phong phú, đa dạng về thể loại. Chuỗi chương trình lần này giúp khán giả nhìn lại chiều dài lịch sử, quá trình phát triển của thành phố Hà Nội và mong muốn Thủ đô đạt nhiều thành công hơn nữa, xứng danh "Thành phố vì hòa bình” đã được thế giới công nhận.