Kỷ niệm về Hồ Chủ tịch của Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh. (Ảnh gia đình Luật sư Vũ Trọng Khánh cung cấp)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh. (Ảnh gia đình Luật sư Vũ Trọng Khánh cung cấp)
(PLO) - Luật sư Vũ Trọng Khánh (1912-1996) được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
Trong quá trình biên soạn bản thảo cuốn sách “Luật sư Vũ Trọng Khánh – Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên” nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh, chúng tôi được tiếp cận với nhiều tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được sự đồng ý của gia đình, chúng tôi xin trích đăng một phần hồi ký của ông, trong đó ghi lại kỷ niệm của ông về Bác.
Chỉ nhân dân Việt Nam có quyền giám sát 
Sau khi tuyên bố nước Việt Nam độc lập trước quốc dân đồng bào, trước thế giới, Hồ Chủ tịch mau chóng lãnh đạo thành lập Quốc hội. Quốc hội đầu tiên của nước ta được bầu ngày 6/1/1946, họp phiên đầu tiên ngày 2/3/1946 có vai trò một mặt củng cố địa vị đối ngoại của Việt Nam, một mặt làm luật để xây dựng chính quyền quản lý nội bộ Việt Nam.
Nội tình Việt Nam lúc đó hỗn độn, Tưởng Giới Thạch điều quân của Tiêu Văn vào miền Bắc bên ngoài là để giải giáp quân Nhật nhưng kéo theo bọn giả danh cách mạng Việt Nam đang trú ngụ bên Trung Quốc là Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Kách mệnh đồng minh hội, hòng sử dụng chúng làm tay sai nắm quyền cai trị miền Bắc Việt Nam. Mặt khác, quân Pháp cử một số đại diện nhảy dù xuống Hà Nội. Trong khi ở miền Nam, quân Pháp đi theo quân Anh vào giải giáp Nhật, âm mưu chiếm lại Nam kỳ.
Ở Hà Nội, Hải Phòng hàng ngày xảy ra tống tiền, bắt cóc, ám sát, nổ súng, quân Tàu đòi tiền, đòi giám sát… Đại diện Pháp thì đòi trao đổi ý kiến… Bác thỏa mãn quân Tàu những đòi hỏi về vật chất và khuyên nhân dân đừng đánh lại chúng, Nhưng khi tướng Tàu muốn đặt cố vấn bên cạnh Chính phủ Việt Nam thì Hồ Chủ tịch trả lời: “Thưa ngài, đối với tôi, chỉ có nhân dân Việt Nam là có quyền giám sát tôi, ngoài ra không có ai được giám sát cả”.          
Một mình Bác đi giao thiệp trong Hà Nội trên một ô tô con, có một bảo vệ. Tôi nói Bác đi thế sợ nguy hiểm, Bác bảo: “Chưa việc gì”.
Về phía Pháp, đại diện là Xanh-tơ-ny (Sainteny) nhiều tối hội đàm riêng với Hồ Chủ tịch bên cạnh phòng tôi ở, thỉnh thoảng có anh Hoàng Minh Giám dự cuộc hội đàm, là một ván cờ mà một mình Bác tính nước. Bác ký được với Xanh-tơ-ny Hiệp ước sơ hộ 6/3/1946 là một thiên tài sách lược. Lập tức quân Tàu rút hết về nước, chấm dứt nạn sách nhiễu hàng ngày của chúng. Chỉ còn đoàn Pháp, tình hình nhẹ nhõm hẳn đi.
Hiệp ước 6/3/1946 đặt Việt Nam trong Liên hiệp Pháp. Việt Nam có Nghị viện, quân đội, tài chính riêng. Nhưng Pháp không đồng ý ghi Việt Nam là nước tự trị. Cuối cùng Bác đề nghị gọi Việt Nam là nước tự do. Xanh-tơ-ny chấp nhận, còn miền Nam có thống nhất với miền Bắc không thì sẽ trưng cầu ý dân miền Nam.
Sau khi ký Hiệp ước 6/3, Bác thống nhất với Đô đốc Đác-giăng-li-ơ (d’ Argenlieu) đến cuối tháng 5/1946 Việt Nam sẽ cử một phái đoàn sang Pháp đàm phán về mối quan hệ hai nước, Bác cùng đi với danh nghĩa thượng khách. Có ý kiến e ngại Bác đi sang Pháp có thể gặp nguy hiểm. Bác quyết định cứ đi. Việc này cũng như việc một mình Bác đi giao thiệp ở Hà Nội không sợ ám sát là cái khiếu mẫn thính của nhà chính trị lỗi lạc, cảm đoán được chiều hướng của một tình hình trừu tượng gọi là vô trọng lượng, không có gì để cân nhắc được (les imponderables).
Hội nghị đàm phán giữa Việt Nam và Pháp họp ở Phông-ten-bờ-lô (Fontainebleau) thất bại. Phái đoàn Việt Nam do anh Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, tôi là một chuyên viên pháp lý xuống tàu thủy về nước. Một gia đình Pháp tỏ ý lo âu nói với tôi: “Không biết chúng có để cho các ông về đến nhà không”?
Một mình Hồ Chủ tịch ở lại Pari, đàm thảo cùng Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Mu-tê (Moutet), đến nửa đêm 14/9/1946 mới ký xong một tạm ước. Rồi Bác xuống tàu chiến Đuy-mon Dur-Vin (Dumont Durville) của Pháp về nước. Tôi nghĩ Tạm ước 14/9/1946 đã bảo trợ cho đoàn Việt Nam về nước yên ổn.
Bác Hồ chụp ảnh cùng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa vào tháng 11/1946
Bác Hồ chụp ảnh cùng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa
vào tháng 11/1946 
“Thư riêng” của Bác 
Về phần tôi, khi Chính phủ lâm thời hết nhiệm kỳ, tôi thôi chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Nhân dân chuẩn bị bầu Quốc hội đầu tiên thì có cuộc thương lượng giữa các đảng phái. Chức Bộ trưởng Tư pháp được phân cho Đảng Dân chủ Việt Nam. Anh em đến mời tôi gia nhập Đảng Dân chủ mấy lần nhưng không cho biết ý đồ là để tôi giữ chức Bộ trưởng Tư pháp. 
Anh Võ Nguyên Giáp đến phòng tôi ngủ trưa, tôi đi chỗ khác để anh yên tĩnh nên anh không kịp nói gì với tôi. Tôi không gia nhập Đảng Dân Chủ vì chí hướng là vào Đảng Cộng sản. Do đó, Bộ Tư pháp được chuyển cho anh Vũ Đình Hòe phụ trách. Anh đề nghị tôi làm Thứ trưởng, tôi không nhận. Chủ tâm của tôi là sẽ nhận làm Chưởng lý Bắc bộ (khi kháng chiến chống Pháp thì làm Giám đốc Tư pháp liên khu 10) để bắt tay thực hiện tổ chức bộ máy Tòa án theo Sắc lệnh 13 mà tôi đã trình Chính phủ lâm thời và được Hồ Chủ tịch ký. 
Tôi còn giữ bức “Thư riêng” của Bác tự tay đánh máy gửi cho tôi năm 1948, động viên tôi và anh em thẩm phán, hỏi thăm bà mẹ tôi qua đời, lại thêm bốn câu thơ về việc Cù Huy Cận: “Trọng Khánh giúp Cù Huy, làm được cứ làm đi, chúc các chú thành công, ta không ngăn cản gì”.
Tác phong của lãnh tụ là thế, hễ nhận được thư riêng của cán bộ là tự tay đánh máy trả lời thân mật, ân cần.
Về đời tư, quên mình vì nước, vì dân, Bác lo toan những việc lớn lao tột đỉnh của đất nước mà đời tư của Bác đơn sơ đến mức không có đời riêng tư.
Bộ quần áo kaki cổ đứng và đôi dép lốp thật tượng trưng cho ý chí xả thân của Bác, không vơ chút nào vào thân mình. Bác ăn uống sơ sài. Ở chiến khu Việt Bắc, đến dự Hội nghị Tư pháp, Bác không cho làm cơm thết, Bác ngả ra bãi cỏ cơm nắm, lọ cà, lọ thịt kho và gọi tôi cùng ăn. Tôi gắp miếng thịt, dai không nhá nổi phải dúi xuống cỏ. 
Ở rừng dọn về Hà Nội khi giải phóng miền Bắc, không sao ưa được dinh thự của Tây tại Phủ toàn quyền của Pháp cũ nên Bác ở gian nhà bình thường của người thợ điện. Sau phải dựng một nhà sàn đơn giản bên ao cá để Bác làm việc và nghỉ ngơi.
Hòa bình rồi nhưng Bác vẫn “du kích” đi kiểm tra cơ quan. Bác thường đến bất thình lình, đi thẳng xuống gặp gỡ anh chị phục vụ rồi mới lên gặp thủ trưởng. Một lần Bác đột nhập vào phòng Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính Hải Phòng của tôi và hỏi: “Chú có biết dân lo gì không?”. Tôi thường xuống với dân phố nhưng lúc đó tôi không báo cáo được câu nào với Bác. 
Tôi nghiệm thấy mỗi lần đột xuất đứng trước Bác, tôi bị thu hút, chỉ nhìn và nghe, không nói được lên lời. Bác đi rồi mới tiếc không trình bày được những ý kiến hay của mình. Một lần khác, Bác đứng nói chuyện với đám đông anh chị em thanh niên tại sân Ủy ban hành chính. Xong rồi, Bác bảo các cháu hát và túm tôi kéo ra cầm nhịp để rồi Bác bí mật rút lui.

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.