Kỷ niệm 20 năm BTA: Ấn tượng với Trưởng đoàn đàm phán BTA đậm chất “nhà quê”

Ông tự nhận mình là “người nhà quê”
Ông tự nhận mình là “người nhà quê”
(PLVN) - Đắn đo mãi tôi mới dám bốc điện thoại đặt vấn đề phỏng vấn ông, một nhân vật rất nổi tiếng lúc bấy giờ, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) Nguyễn Đình Lương. Đó là một ngày cuối năm Tân Tỵ 2001…

Suốt hơn 20 năm làm báo, tiếp xúc với rất nhiều nhân vật, song ấn tượng về nhà ngoại giao này vẫn rất sâu đậm trong tôi bởi cái nét chân chất, hiền lành rất “nhà quê”  như ông tự nhận…

“Ông vận tự nhận mình là “dân nhà quê”. Có lẽ anh nông dân xứ Nghệ” này chẳng bao giờ hình dung nổi mình đã 7 lần  đặt chân đến đất Mỹ, đã từng ngồi bàn đám phán đấu trí với người Mỹ, bắt tay Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Nhà Trắng. Ngay lần tiếp xúc đầu tiên, tôi đã rất ấn tượng với cái “chân chất” , “quê mùa” không thường thấy ở các nhà ngoại giao, chính khách… “Mình là dân cày đấy chứ!”- ông cười hồn hậu. “Ngày trước cha tôi dạy đi dạy lại cho tôi là làm nghề cày phải có đường cày thẳng, muốn có đường cày thẳng mắt phải nhìn xa, nhìn phía trước, không được nhìn vào khu con bò… “Trận” này ngày hôm nay chính là nhìn thẳng, nhìn xa, nhìn vào thời đại, nhìn vào hướng đi của đất nước…”. Câu chuyện của chúng tôi đã bắt  đầu trong không khí như vậy…”

Đây là đoạn mở đầu trong bài viết “Nước Mỹ qua con mắt của nhà thuyết khách kinh tế” đang trên báo Pháp luật (nay là Pháp luật Việt Nam) Xuân Nhâm Ngọ 2002.

Từ bản thảo đến bài viết trong cuốn sách.
 Từ bản thảo đến bài viết trong cuốn sách.

Ngày 13/7/2000, tại Washington, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đã được chính thức ký kết giữa Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Charlene Bashefsky. Cái tên được nhắc đến nhiều nhất thời điểm đó là Nguyễn Đình Lương, Trưởng đoàn đàm phám BTA.

Nếu ai ở sống thời khắc lịch sử đó hẳn sẽ không quên được cảm xúc vỡ òa bởi BTA được xem dấu mốc quan trọng trong quan hệ bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, là tấm hộ chiếu để Việt Nam hội nhập với thế giới. Cái cảm xúc đó, với cá nhân tôi, còn đặc biệt hơn cả khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO sau này.

Đã từng sinh ra trong thời kỳ chiến tranh, đã chứng kiến trận B52 Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, nước Mỹ trong ký ức của những thế hệ chúng tôi là chiến tranh, là đau thương, là thù hận. Và việc BTA được ký kết đã mang đến trong tôi một cảm giác rất khó tả. Một chút nghi hoặc, một chút hãnh diện, một chút tò mò… Và ý định phải gặp người trong cuộc đã thôi thúc tôi…

Đắn đo mãi tôi mới dám bốc điện thoại đặt vấn đề phỏng vấn ông. Thời điểm đó chỉ có điện thoại cố định và may mắn ông đã nghe máy và đã có cuộc hẹn khi ông hỏi lại có phải báo Pháp luật của Bộ Tư pháp không?

Đó một chiều cuối năm Tân Tỵ 2001, một khoảng thời gian trống giữa các bộn bề lịch họp, hội thảo giới thiệu về BTA, tôi đã có được một buổi phỏng vấn với một nhân vật đã đi vào lịch sử đàm phán tại trụ sở Bộ Thương mại, 21 Ngô Quyền (Hà Nội)

Năm 2010, đúng 10 năm sau ngày BTA được ký kết, thông qua một đồng nghiệp, ông Nguyễn Đình Lương ngỏ ý muốn tập hợp một số bài viết để in thành sách, trong đó có bài viết của tôi. Ít lâu sau, cuốn sách “Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới”  do Bộ Công Thương phát hành đã dược chuyển đến tòa soạn với lời ghi tặng của ông, Trưởng đoàn Đàm phán BTA: “ Thân tặng bạn Thanh Lan, một cây bút mềm và sắc. Bác Lương”

Ở cái tuổi ngoài 80, ông vẫn dõi theo những vấn đề thời sự của đất nước, đặc biệt các Hiệp định mới mà Việt Nam đã và đang đàm phán ký kết. Trang facebook cá nhân của ông vẫn “sáng đèn” với những bài viết, những bức kỷ niệm về BTA của những phóng viên, đồng nghiệp và những người yêu quý ông gửi cho ông. 

Và ông vẫn nhận ra tôi, một cô phóng viên ngày nào đến hóng chuyện ông đàm phán trên đất Mỹ. “Bác khỏe không? - Tôi nhắn tin hỏi thăm - Khỏe, khỏe của người già! …” Và tôi lại hình dung nụ cười sảng khoái, đôn hậu của ông, một nhà ngoại giao đậm chất “nhà quê”…

Ấn tượng đầu tiên về ông là một người cởi mở, dễ gần với nụ cười đôn hậu. Ông mở đầu cuộc nói phỏng vấn khi giới thiệu: “Tớ là nông dân chính hiệu đấy!” Và cuộc phỏng vấn giữa phóng viên báo Pháp luật với Trưởng đoàn đàm phán BTA như là một cuộc trò chuyện cởi mở, chân tình… 

Trước đó, một số báo đã phỏng vấn ông với tư cách trưởng đoàn đàm phám BTA về nội dung hiệp đinh, về những vấn đề doanh nghiệp quan tâm, về lộ trình triển khai… Nhưng chính sự cởi mở, dễ gần của ông đã khiến tôi quyết định không đi theo hướng đó.

Ông kể, ông đã 7 lần đặt chân đến nước Mỹ, nhưng ấn tượng nhất là lần đầu tiên, vào năm 1994. Ông nói, trong lần đầu tiên đó ông đã đi đánh bạc và thua cháy túi, rồi chuyện ông ngồi xe Cadilac bị người biểu tình ném trứng gà trứng vịt nổ lốp đốp…

Những cảm nhận của một anh chàng nhà quê đã từng đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc trên đất Mỹ qua lời kể mộc mạc, lôi cuốn  của ông khiến tôi quên mất mình đang đi phỏng vấn viết bài. Điều mà tôi “note” lại sau những câu chuyên thú vị đó chính là câu “Tôi hiểu rằng, muốn xây dựng quan hệ với Mỹ ở góc độ đối tác phải hiểu Mỹ nhiều hơn, cả về văn hóa, lịch sử, chính trị- kinh tế và tình cách người Mỹ”

Chính vì “hiểu Mỹ nhiều hơn” đã giúp đông và Đoàn đàm phán kiên trì, mền dẻo trong những lần đấu trí trên bàn đàm phán suốt 5 năm với 11 vòng đàm phán. 

Nhưng khó khăn không chỉ trên bàn đàm phán mà còn đến từ chính những rào cản tâm lý trong nước, khi dư âm của cuộc chiến tranh tàn khốc mà Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam khi đó còn quá nặng nề. Ông nói: “Cả quá khứ, hiện tại và tương lai đều là lực cản nặng ngàn cân đè nặng lên quá trình đàm phán BTA  từ ngày khởi đầu…”

Những chi tiết mang tính nhạy cảm khi đó tôi đã không đưa vào bài viết và chỉ gói gọn trong một đoạn: “5 năm 11 vòng đàm phán, giả sử hồi đó “cha nào” ôm cho tôi thì tôi sướng lắm! Hơn ai hết, tôi hiểu đây là một thứ quả đắng khó xơi. Cuộc chơi này là cuộc chơi trí tuệ, chứ không phải cuộc đấu bằng gươm, bằng súng. Và tôi hiểu rất sâu sắc rằng không dễ gì ở thời điểm đó hai bên “gặp” được nhau…”

Câu chuyện với Trưởng đoàn phán BTA đã diễn suốt buổi chiều. Ông tiễn tôi ra tận cửa khi thành phố bắt đầu lên đèn với một cơ số ảnh sự kiện về quá trình đàm phán BTA trên đất Mỹ. Rất tiếc, thời điểm đó tôi đã không lưu được hình ành nào bởi với phóng viên khi đó có máy ảnh để tác nghiệp là một sự xa xỉ…

Bài viết trên báo Pháp luật được đăng lại trên cuốn sách.
Bài viết trên báo Pháp luật được đăng lại trên cuốn sách.

Bài viết sau này đã thực hiện rất nhanh và bây giờ đọc lại cũng giật mình vì không thuộc thể loại nào đã được học trong trường - vừa là tự sự, cảm nhận của người viết, xen với những đoạn phỏng vấn để làm toát lên chân dung nhân vật. Đến bây giờ, đọc lại câu kết của bài viết tôi vẫn  rất ấn tượng và hình dung nụ cười sảng khoái của ông. 

Đó là khi tôi đặt câu hỏi trước khi kết thúc buổi phỏng vấn: “Cảm giác của ông lúc này như thế nào?” Ông nói: “… Như ngày xưa ở quê, khi cày xong thửa ruộng, rít một hơi thuốc lào, thả khói lên trời. Sướng!"

Câu chuyện về một bức ảnh
Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam bắt tay Tổng thống Mỹ Bill Clinton sau khi BTA được ký ngày 13/7/2000.

 Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam bắt tay Tổng thống Mỹ Bill Clinton sau khi BTA được ký ngày 13/7/2000.

Thời điểm tôi gặp ông để viết bài về Trưởng đoàn đàm phán BTA Nguyễn Đình Lương, cũng là lúc ông mới nhận được bức ảnh này. Ông nói, đây là món quà của Nhà Trắng gửi tặng ông 

Đó là chiều ngày 13/7/2000, BTA được ký. Bộ trưởng thương mại Việt Nam và Trưởng đoàn đàm phán được mời đến Nhà Trắng để diện kiến Tổng thống Hoa Kỳ.

Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời được được vào Nhà Trắng gặp Tổng thống Mỹ, ông đã bỏ túi chiếc máy ảnh với hy vọng "chớp" được hình ảnh về buổi gặp lịch sử này. Tuy nhiên, tới đó ông được yêu cầu không chụp ảnh.

Hơn 1 năm sau, tháng 11/2001, khi Tổng thống Bill Clinton thăm Hà Nội, ông Lương có dịp gặp lại bạn bè từ Mỹ, cả trong đoàn đàm phán, cả từ văn phòng Nhà Trắng. Ông đã rất bất ngờ khi nhận được món quà ý nghĩa này. Bức ảnh ghi lại khoảng khắc ông Lương được Tổng thống Bill Clintơn tiếp chuyện và bắt tay tại Nhà Trắng. Các bạn Mỹ còn nhắc đi nhắc lại rằng đây là món quà đặc biệt vì không phải ai vào Nhà Trắng cũng được chụp ảnh với Tổng thống và không phải ai chụp ảnh với Tổng thống cũng được tặng ảnh. 

Bức ảnh ghi lại giây phút tự nhiên, thân tình khi Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam bắt tay Tổng thống Mỹ đã được lưu lại với vẹn nguyên thần thái. Dáng đứng thẳng, nụ cười tươi tắn, hai người  bắt tay nhau, nhìn thẳng vào mắt nhau với một thái độ trân trọng, thân thiện…

Ông chia sẻ: "Ảnh này do Nhà Trắng chụp tại phòng Roosevelt. Với tôi đây là món quà quý quý nhất đời, cũng là chuyện hiếm có trong cuộc đời một nhà đàm phán như tôi".

Đọc thêm

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.