Kỳ bí tục cầu mưa của người Tày

Lễ cầu mưa được dân làng tham gia đông đủ, nhiệt tình
Lễ cầu mưa được dân làng tham gia đông đủ, nhiệt tình
(PLO) - Sau khi các thanh niên dọp dẹp, ngăn dòng nước ở nơi đầu nguồn, già làng Mạnh bắt đầu thắp hương, hai tay cầm con ngan sống bước tới nơi dòng nước chảy ra rồi bắt đầu cúi lạy tứ phía, đồng thời cầu nguyện bằng tiếng dân tộc Tày: “Báo cáo thâng phả tôm! Cầu pân, cầu lồm hứ lục lan hết cin. Lạy sli phương đông, tây, nam, bắc”. 

Sau đó, già Mạnh ra lệnh cho thanh niên cắt tiết ngan rồi thả nó  xuống mó nước. Lúc này thanh niên, trẻ con lập tức thực hiện nghi thức té nước… Đó là màn lễ cầu mưa độc đáo của người Tày ở xóm Bản Khuông, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).

Huyện Trùng Khánh là một huyện biên giới phía đông của tỉnh Cao Bằng, là địa phương có đồng bào dân tộc Tày, Nùng sinh sống. Nơi đây còn lưu giữ nhiều lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc của người Tày, Nùng vùng Đông Bắc như lễ hội lồng tồng, lễ hội tung còn, lễ hội hát lượn, tục thách cưới, tục “khai bươn” khi con đầy tháng tuổi… Trong đó, phải kể đến tục cầu mưa của người Tày, một trong những tục lệ quan trọng nhất vào tháng 5 – 6 âm lịch khi hạn hán kéo dài, không có nước cấy lúa.

Vượt qua những con đường quanh co, uốn lượn qua những chân núi, chúng tôi đã có dịp được chứng kiến lễ “tế tiết ngan cầu mưa” của đồng bào Tày ở xóm Bản Khuông. Trò chuyện với già làng Nông Văn Mạnh (65 tuổi) – người có uy tín nhất xóm, chúng tôi đã khám phá ra nhiều điều độc đáo, thú vị về tục cầu mưa của người Tày nơi đây.

Già Mạnh cho hay: “Tục cầu mưa đã bắt nguồn từ xa xưa. Hồi còn nhỏ, tôi còn được người già kể lại rằng: Vào một năm nọ, nơi này xảy ra hạn hán rất lâu, không có nước, hoa màu, vạn vật đều bị chết khô. Vì vậy, bà con đã tụ tập lại, bàn nhau làm thế nào để có mưa xuống cho muôn loài được sinh sôi, nảy nở. Nhưng bàn nhau mãi không được, do không có dòng họ nào dám đứng lên xin “Phả” (trời) cho mưa xuống.

Ngay tối hôm đó, một thanh niên trong làng nhà nằm ngay đầu nguồn nước đã gặp một giấc mộng kỳ lạ. Trong giấc mơ đó, tại mó nước chảy ra bỗng dưng có một vị thần hiển linh với vầng sáng hào quang trên đầu và nói với thanh niên này rằng, nếu muốn trời đổ mưa thì hãy dọn dẹp rồi ngăn dòng nước chảy, sau đó thắp hương, cắt tiết ngan xuống mó nước này và mọi người cùng té nước tung tóe, cuối cùng thì xả nước đi. Làm như lời ta dặn, trời sẽ đổ mưa to, nước đầu nguồn sẽ chảy ra gấp nhiều lần.

Sau khi tỉnh dậy, người thanh niên đó đã kể lại giấc mơ kỳ lạ này cho gia đình, hàng xóm. Câu chuyện nhanh chóng lan ra khắp làng. Giữa lúc bí bách, không còn cách giải quyết nào khác, cuối cùng dân làng cũng bàn họp nhau lại và thử làm như những gì mà người thanh niên gặp trong giấc mơ.

Không ngờ, sau khi làm xong xuôi mọi việc thì ngay trong ngày hôm đó mây đen kéo đến cuồn cuộn, sấm chớp nổ vang ầm ầm, gió thổi mạnh làm nhiều cây cối nghiêng ngả, trời bắt đầu đổ mưa xuống xối xả. Từ đó, câu chuyện này được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác, hễ có năm nào trời hạn hán kéo dài, dân làng chúng tôi lại tổ chức làm lễ cầu mưa với hi vọng mưa thuận gió hòa, trời đổ mưa xuống để có nước cấy lúa”.

Dân làng tế máu ngan ở đầu nguồn để cầu mưa
Dân làng tế máu ngan ở đầu nguồn để cầu mưa

Đồ lễ tế các vị thần linh gồm ngan sống để cắt tiết tế máu, thủ lợn, xôi, gà luộc, một bó hương. Bà con người Tày ở đây quan niệm như vậy mới thể hiện được tấm lòng thành kính của dân bản với trời đất, thần linh. Trong đó, ngan là con vật quan trọng nhất bởi dùng nó để vái lạy các vị thần linh và máu ngan sẽ được già làng cho hòa với nước, tượng trưng cho màu nước đỏ đục như màu mùa nước lũ. Những màn thanh niên té nước tượng trưng cho những cơn mưa lớn đang đổ xuống.

Dòng nước được ngăn lại cũng được coi như nước trời mưa xuống ngập tràn thửa ruộng. Sau màn cầu mưa, già làng mới ra lệnh cho nhóm thanh niên trong xóm xả nước trở lại nguyên vẹn như cũ. Kết thúc lễ cầu mưa, bà con cùng nhau nâng chén rượu mừng, cầu chúc cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, xua tan bệnh tật.

Ông Nông Lưu Đồng (51 tuổi), Trưởng xóm Bản Khuông cho biết: “Công việc tổ chức lễ hội cầu mưa cũng không cầu kỳ, phức tạp cho lắm. Các công việc chuẩn bị được giao cho từng người, người tìm mua ngan, người làm bếp, người cúng tế thổ công... Trước khi lên mó nước trên bản phải báo cáo thờ cúng, báo cáo với thổ công ở trước rồi mới lên đó làm lễ tế máu ngan cầu mưa.

Theo một số người già kể, sở dĩ phải dùng lấy máu ngan về tế các vị thần trong lễ cầu mưa là con vật này gắn với truyền thuyết hai anh em và con ngan, câu chuyện gắn với hai dòng nước trong và đục nên từ xa xưa con ngan đã gắn với mùa mưa lũ.

Làm lễ cầu mưa không quy định ngày cố định, cứ khi hạn hán kéo dài là chọn ngày đẹp để tổ chức. Để cho lễ cầu mưa thành công, không thể thiếu một thủ tục cuối cùng khi từ mó nước trở về đến bản, đó là làm lễ xin các thầy cúng tiền bối được làm tại thổ công của xóm. Thủ tục xin khá đơn giản, bao gồm một chén nước, hương và giấy trúc.

Trước hết thầy cúng thắp hương tại bàn thờ gia tiên, sau đó đặt giấy trúc, chén nước xuống một góc nhà và khấn xin. Sau đó ông bọc tờ giấy trúc lên chén nước, nếu nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì việc xin phép mới linh nghiệm và lễ cầu mưa mới thành công. Cuối cùng, thầy cúng đốt tờ giấy trúc, lúc này mọi việc liên quan đến lễ cầu mưa đã hoàn thành. Đến buổi tối hôm đó, dân làng tụ tập cùng nhau uống rượu, ăn bữa cơm tại nhà văn hóa xóm để thể hiện sự đoàn kết cộng đồng, làng xóm”. 

Với những nét độc đáo, khác biệt và nguyên sơ, lễ cầu mưa của người Tày đã thể hiện sự tinh túy trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Đây là tục lệ vừa mang tính tâm linh, tín ngưỡng lại vừa thể hiện sự đoàn kết, lạc quan của đồng bào dân tộc nơi đây thông qua màn té nước trong buổi lễ cầu mưa.

Theo quan niệm của người Tày, nếu có mưa thì không chỉ cây cối đơm bông kết trái mà mưa xuống còn làm dịu đi những điều phiền muộn, hiềm khích, đồng thời đem đến niềm vui cho mọi nhà. Vì lẽ ấy, người Tày vẫn duy trì tục “giết ngan cầu mưa” để gửi gắm ước mong bản làng ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật
(PLVN) - Đã có một số tác phẩm âm nhạc với nội dung thô tục, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xử phạt. Tuy nhiên, các trường hợp bị phạt chỉ là con số khá khiêm tốn so với các ca khúc có ca từ “nhiễm độc” được phát hành công khai trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.

Cuốn hút những bộ phim thượng tôn pháp luật

“Độc đạo” với nỗi đau đớn, giằng xé giữa lương tri, thù hận. (Ảnh: VFC)
(PLVN) - Các bộ phim chủ đề cảnh sát hình sự Việt Nam thường có tổng mức kinh phí đầu tư rất lớn, bởi nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn, diễn viên ê kíp làm phim đều hạ quyết tâm làm cho được các bộ phim xứng tầm về chủ đề an ninh trật tự, thượng tôn pháp luật. Với sự quy tụ những gương mặt diễn viên đầy thực lực, những cuộc đấu mưu đầy cam go và những trận đánh khốc liệt vào hang ổ tội phạm, các phân cảnh hoành tráng… đã thu hút hàng triệu khán giả truyền hình.