Kỳ 5: Thòng lọng giăng sẵn của tình báo Pháp giành cho Mata Hari

Ký họa phiên tòa còn nhiều tranh cãi xét xử Mata Hari ở Pháp.
Ký họa phiên tòa còn nhiều tranh cãi xét xử Mata Hari ở Pháp.
(PLO) - Mata Hari ở lại Hà Lan cho đến khoảng giữa năm 1915, mà điều này thì một siêu gián điệp khó có thể làm được trong thời chiến.
Về sự nghiệp nghệ sĩ của cô ta, thì vào cuối năm 1914, một ông bầu Hà Lan đã tổ chức tiết mục biểu diễn ngay khi đang diễn một vở kịch opera. Tiết mục này lập tức bị loại bỏ sau lần ra mắt premera. Đây là lần biểu diễn cuối cùng của cô ta trong vai trò một vũ nữ.
Cái bẫy giăng sẵn
Hà Lan vẫn là một quốc gia trung lập. Phòng phương Tây của cơ quan tình báo Đức đã đặt sở chỉ huy tác chiến ở Amsterdam với chỉ huy chính là viên thiếu tá, mà theo lời Mata Hari, là một trong những nhân tình của cô tá từ hồi còn ở Berlin. 
Thật khó mà nói là cô ta có duy trì quan hệ với anh ta vào đầu chiến tranh hay không. Nhưng có một điều rõ ràng là từ đầu năm 1915, Phòng Nhì Pháp đã bắt đầu nghi ngờ cô ta hoạt động gián điệp và tổ chức theo dõi cô ta.
Thỉnh thoảng, từ nửa cuối năm 1915, Mata Hari bất ngờ sang Paris. Cô ta giải thích là cần tiền, mà đó chắc là đúng. Sau chiến tranh, người Đức kiên quyết phủ nhận việc Mata Hari là gián điệp Đức, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì.
Khi ở Paris, Mata Hari, chắc chắn đã thư từ cho viên thiếu tá Đức thông qua đường bưu điện ngoại giao của Hà Lan. Nhưng vấn đề là cô ta viết cho ai, cho sếp hay cho người tình của mình? 
Viên thiếu tá đã gửi cho cô ta những khoản tiền lớn, tuy nhiên, vẫn như mọi khi, Mata Hari tuyên bố đó là tiền trả cho công phục vụ trên giường chứ không phải cho hoạt động tình báo. 
Tất nhiên cũng có không ít trường hợp khi mà các chỉ huy tình báo tuyển mộ các nhân tình làm việc cho mình và trả tiền cho họ bằng tiền lấy từ kinh phí hoạt động tình báo. Hoàn toàn có thể là Mata Hari đã nói sự thật. Nhưng cũng có thể như thế là cô ta đang lừa dối một cách tuyệt vọng.
Lời giải thích chính thức về những chuyến đi tới Paris là tiêu tán tài sản tại biệt thự của cô ta. Để làm việc đó chỉ cần vài tuần là đủ. Trong khi đó, cô ta đã ở lại Pháp tới bảy tháng. Cô ta ở lại đặc biệt ở lâu ở miền Đông Pháp là nơi triển khai nhiều đơn vị quân đội.
 
Vậy mà cô ta trở về Paris và bất ngờ tình nguyện xin làm việc cho tình báo Pháp. Sau này, tại toà, người ta đã chất vấn cô ta: “Tại sao?” Cô ta trả lời theo cách quen thuộc của mình: “Bởi vì tôi yêu nước Pháp, và tôi cũng còn cần có tiền nữa”.
Phòng Nhì Pháp không ngạc nhiên khi cô ta đề nghị được phục vụ. Không lâu trước đó, một trong những tình báo viên hàng đầu của Pháp đã bổ sung vào hồ sơ của cô ta: Mata Hari, trước chiến tranh, là gián điệp Đức, nhưng đã bị thải hồi. Anh ta còn bổ sung: Cô ta có thể sẽ đề nghị làm việc cho Phòng Nhì khi cô ta cần tiền.
Để tỏ lòng trung thành, Mata Hari đã cung cấp cho người Pháp một thông tin mật nêu chi tiết hoạt động nhập lậu vũ khí vào Maroc trên những chiếc tàu ngầm Đức. Thực ra phần lớn những tin tức này người Pháp đã biết rồi.
Phòng Nhì tiếp tục trò chơi mèo vờn chuột. Người Pháp có những nghi ngờ thực sự về lòng trung thành của cô ta vì họ biết chắc là nếu như không phải bây giờ thì ít ra mới cách đây không lâu, Mata Hari đã là một điệp viên Đức. Họ giao cho Mata Hari, với tư cách nhiệm vụ đầu tiên, đi sang nước Bỉ đang bị Đức chiếm đóng. Mata Hari không do dự đồng ý liền. 
Như vậy, Phòng Nhì đã bắt đầu giương ra cái bẫy được nghĩ ra rất tinh vi.
Vấn đề là ở chỗ Phòng Nhì có liên hệ với những điệp viên khá độc chiêu ở Bỉ. Đó là những tên tội phạm hình sự được bọn Đức thả khỏi tù với điều kiện chúng phải đề nghị làm gián điệp cho các nước đồng minh và như vậy trở thành các gián điệp đôi. 
Phòng Nhì đã biết rõ phần lớn số gián điệp này. Và người ta đã giao cho Mata Hari những chỉ thị cho những điệp viên tưởng như là của Pháp này. Người ta đưa cho cô ta một danh sách có sáu cái tên. Năm trong số đó đích thị là gián điệp đôi, còn người thứ sáu thì người Pháp không khẳng định như thế. 
Cái bẫy được lập ra như sau: Nếu như Mata Hari là gián điệp Đức thì cô ta lập tức chuyển danh sách điệp viên Pháp cho tình báo Đức. Còn người Đức dĩ nhiên là sẽ không bắt những điệp viên của mình, và có thể sẽ không có gì xảy ra với năm người đầu tiên trong danh sách. Người thứ sáu chính là nhân vật chủ chốt trong trò chơi này.
Mấy tuần sau, cơ quan tình báo Anh báo cho Phòng Nhì Pháp: một trong các điệp viên bí mật ở Bỉ đã bị quân Đức bắt và xử bắn, và London có bằng chứng cho thấy anh ta bị kẻ nào đó ở Paris tố giác. 
Người bị bắn chính là điệp viên thứ sáu vẫn còn khó hiểu với người Pháp ấy. Hoá ra anh ta là điệp viên ba mang. Anh ta là điệp viên của cơ quan tình báo Anh mà người Anh đánh vào cơ quan tình báo Đức, đồng thời lại làm việc cho cả người Pháp trong những công việc vụn vặt. 
Anh ta không tránh khỏi việc trở thành nạn nhân trong cái rừng rậm của gián điệp quốc tế và của chính những dục vọng cá nhân - đó cũng chính là điều đã xảy ra.
Điệp viên sa bẫy
Cái bẫy này đã sập đủ kín hay chưa? Trong câu chuyện này thì tội lỗi của Mata Hari được chứng minh là không thể chối cãi đến mức như thế nào? Và mặc dù cô ta bị thẩm vấn rất bất công tại toà, các nhà bình luận vẫn bất đồng trong đánh giá. 
Đối với một số người thì cái bẫy hoạt động quá tốt và tội lỗi của Mata Hari đã được chứng minh 100%; còn đối với số khác thì không. Cả hai phía đều dẫn ra những chứng cứ có sức thuyết phục như nhau.
Đến giữa năm 1916, Mata Hari xuất hiện ở Madrid và bám theo cô ta là các mật thám Pháp mà một trong số đó cô ta đã nhận ra. Anh ta báo cáo: người phụ nữ bị tình nghi có liên hệ với nhà băng Đức ở Madrid và lãnh sự Đức ở Vigo, một cơ quan được biết rõ với tư cách một sào huyệt của gián điệp Đức đang theo dõi hạm đội Anh.
Có lẽ chính ở đây cô ta đã làm quen với một thuỷ thủ Đức trẻ tuổi có tên Wilhelm Canaris (1883-1945). Người ta khẳng định hình như cô ta đã trở thành người tình của chàng thuỷ thủ kia, một giả thiết mà một nhà chép tiểu sử Canaris đã kiên quyết bác bỏ. 
Canaris sau này trở thành đô đốc, người sáng lập và chỉ huy cơ quan tình báo quân sự Đức Abwehr từ năm 1935 cho đến khi bị hành quyết vì tham gia mưu sát Hitler.
 
Người ta còn trông thấy Mata Hari với các sĩ quan khác, mà thường là sĩ quan tình báo. Đồng thời câu chuyện của Mata Hari đã đan xen một cách kỳ lạ và khó nhận biết với câu chuyện của các nữ gián điệp khác. Hình bóng của cô ta nhập nhoà và không thể phân tích, đánh giá.
Thật là khó nói thực chất mối quan hệ của Mata Hari với các sĩ quan Đức ở Madrid là như thế nào và nói chung những mối quan hệ đó có tồn tại hay không. Dù sao chăng nữa thì chính người Đức là hay bị cô làm cho lúng túng vào hơn bất kỳ ai. 
Trình tự chính xác của các sự kiện thì chẳng ai rõ, nhưng điều tuyệt đối chính xác là vào tháng 11 năm 1916, cô ta đã lên chiếc tàu biển Holland để tới Rotterdam.
Chiếc tuần dương hạm của binh đoàn tàu Anh đánh tín hiệu cho chiếc tàu khách Hà Lan với ý nghĩa “Tôi ra lệnh chạy tới Falmouth”. Hoá ra, không chỉ có người Pháp mà cả cơ quan tình báo Anh cũng đang theo dõi Mata Hari ở Madrid. Cô ta bị lôi khỏi chiếc tàu khách và đưa tới London. 
Tại Scotland Yard (Scotland Yard - tên thường gọi của trụ sở Cảnh sát Đô thành London (London's Metropolitan Police Force), cơ quan này có một phòng đặc biệt chuyên trách về phản gián - PV), thẩm vấn cô ta là Sir Basil Thomson, Trưởng phòng Đặc biệt.
Ông rất kinh ngạc khi người ta dẫn Mata Hari tới. Ông đang chờ đợi một phụ nữ láu lỉnh diễm lệ, vậy mà trước mặt ông lại là một phụ nữ trung niên, cao, phục phịch, da mặt xạm đen và đôi mắt đen sáng. Bà ta nhã nhặn, thông minh và sắc sảo.
Viên chỉ huy tình báo buộc tội bà ta liên hệ với người Đức ở Madrid. Bà ta không bác bỏ điều đó. Có gì lạ đâu, bà ta có nhiều bạn bè cơ mà. Bà ta chẳng quan tâm gì đến quốc tịch của họ vì bản thân bà ta là một công dân của một quốc gia trung lập là Hà Lan mà. Bà ta đã xác định được rất nhanh hướng thẩm vấn.
- "Ngài hoàn toàn đúng", bà ta bất ngờ nói, "tôi là tình báo viên. Nhưng không phải của Đức. Tôi là tình báo viên Pháp".
Đây đúng là sự thật. Tuy không phải hoàn toàn, nhưng là sự thật. Bà ta không thể không biết là quý ngài ngồi đối diện bà ta có thể dễ dàng kiểm tra lời khai của bà ta bằng cách gọi điện hỏi các đồng nghiệp ở Paris.
Bà ta không phạm tội chống Vương quốc Liên hiệp Anh, Sir Basil trước đây đã từng là luật sư và ông hiểu rõ điều đó. Nhưng vì một nguyên nhân khó hiểu nào đó, ông đã không cho phép bà ta tiếp tục chuyến đi sang Hà Lan mà đưa trở lại Tây Ban Nha.
(còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.