Thời gian sửa luật sai dài hơn cả tuổi thọ trung bình của DN

Thời gian sửa luật sai dài hơn cả tuổi thọ trung bình của DN
(PLO) - Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong 2 năm qua, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2018 đã có sự chuyển biến tích cực trong hành động cải cách thể chế, tuy nhiên gia tốc chưa đạt yêu cầu mà lý do chính nằm ở các bộ, ngành, các vụ, cục, các chuyên viên …

Hôm qua, 31/7, lần đầu tiên VCCI đã công bố Báo cáo điểm lại pháp luật kinh doanh (PLKD) 6 tháng đầu năm 2018. Đây là sáng kiến của VCCI nhằm thúc đẩy hoàn thiện môi trường kinh doanh. 

Những bước đi đầu tiên…

Theo Chủ tịch VCCI, việc xây dựng hệ thống PLKD là mục tiêu quan trọng của Chính phủ kiến tạo. Dẫn nguồn một thống kê do VCCI thực hiện, Chủ tịch VCCI cho biết, mỗi năm chính quyền địa phương ban hành khoảng trên 1.000 các văn bản pháp luật, trong đó, trên 50% trong số đó là PLKD, điều này cho thấy sự quan trọng của PLKD trong hệ thống pháp luật.

“Thống kê của chúng tôi cho thấy, mỗi năm có khoảng 10-20  luật mới ra đời, khoảng 200 Nghị định, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng, số còn lại là văn bản của các bộ, ngành. Chỉ trong khoảng 6 tháng chính quyền TƯ có quyền đưa ra hàng chục nghìn quy định. Đây là một số lượng khủng khiếp và nó có tác động rất lớn đến DN” - TS Lộc nói và ông cho biết đây chính là lý do VCCI quyết định sẽ tiến hành rà soát PLKD 6 tháng/lần.

Nhấn mạnh trong thời gian qua Chính phủ đã thể hiện rất mạnh mẽ, quyết liệt quan điểm thể chế kinh tế thị trường, tuy nhiên việc chuyển các quan điểm này thành các quy định pháp luật cụ thể còn rất hạn chế. “Tất nhiên, mọi chính sách đều cần một độ trễ nhất định để hiện thực hóa, tất nhiên quy trình xây dựng văn bản pháp luật đòi hỏi những khoảng thời gian nhất định để hoàn tất các trình tự, thủ tục. Mặc dù vậy, lý do chính được cho là nằm ở sự chủ động hay không của các Bộ, ngành, những cơ quan chịu trách nhiệm chấp bút trực tiếp cho các quy định của pháp luật…” - Chủ tịch VCCI phát biểu.

Theo đánh giá của VCCI, tình trạng này đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực trong nửa đầu năm 2018 với khá nhiều các văn bản pháp luật đã được ban hành để tháo gỡ khó khăn cho DN, đặc biệt là các văn bản ở cấp Nghị định. Đây là những vấn đề đã được các Bộ, ngành xác định từ những năm trước, đã có kế hoạch và đưa vào dự thảo để lấy ý kiến từ năm 2017, nhưng phải đến đầu năm 2018 mới có thể ban hành. Chủ tịch VCCI nhận định, “Nói cách khác, có thể coi 6 tháng đầu năm 2018 là giai đoạn chứng kiến những bước đầu tiên của việc “biến lời nói thành hành động”. 

Vẫn đối phó và không thực chất

Đồng tình có sự chuyển động, song LS Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho rằng, “Phong trào, hô hào, thúc giục cải cách rất mạnh, nhưng chuyển động rất từ từ, ngắc ngứ, còn quá chậm thay đổi. Chưa nói còn có tác động phụ là tạo thêm nhiều khó khăn, xung đột mới ngoài mong muốn…”. LS dẫn chứng: Nghị định Kinh doanh khi được phát hiện quá bất cập từ lâu và trái với nguyên tắc của Luật DN, Luật Đầu tư, nhưng năm 2016, Nghị định 19 sửa đổi kiên quyết không tiếp thu. Và phải mất hơn 2 năm sau mới sửa đổi được bằng Nghị định 87. “Hàng trăm DN ra đi. Vậy thì khen Nghị định thay đổi rất tốt 1 thì phải chê sự cố thủ, chậm trễ là 10…” - LS Đức thẳng thắn.

Tương tự, Nghị định 109/2010 kinh doanh gạo, theo LS Đức, đã 8 năm “hãm hại” thị trường, cả thương nhân và nông dân, mà vẫn chưa thể thay đổi. “Thời gian sửa sai dài hơn cả tuổi thọ trung bình của DN. Do vậy, việc sửa sai phải tính bằng tháng chứ không tính bằng năm và nhiều năm như vậy…”- LS đề nghị.

Điểm lại một loạt Nghị định bãi bỏ điều kiện kinh doanh được ban hành trong thời gian gần đây, Trưởng ban Pháp chế VCCI, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, có nhưng nghị định là bước lùi của chính sách. Ông đơn cử Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại: “Tưởng chỉ đơn giản thực hiện theo mẫu, nhưng mỗi mẫu lại quy định một loạt thủ tục DN phải thực hiện. Chẳng hạn mỗi lần khách hàng trúng thưởng một que kem, cái bánh… đều phải lập biên bản? Rõ ràng đây là bước lùi của chính sách!”- Trưởng ban Pháp chế VCCI khẳng định.

Đồng tình có sự chuyển biến trong việc hiện thực hóa thể chế, song Chủ tịch VCCI cho rằng không có sự đồng đều giữa các Bộ, ngành và khẳng định còn có hiện tượng đối phó. “Nhìn vào con số cắt giảm điều kiện kinh doanh không thực chất, một số chỉ điều chỉnh nhỏ trong khi thực tế có thể bỏ hẳn. Ví dụ phương án kinh doanh có 4 nội dung  thì chỉ bỏ một nội dung. DN cho rằng cần phải bỏ tất vì quy định này can thiệp đến hoạt động kinh doanh của DN…”- TS Lộc dẫn chứng.

Ông cũng thẳng thẳn chỉ ra trở ngại, lạnh lẽo trong việc hiện thực hóa thể chế đang nằm ở các vụ, cục, các chuyên viên của các Bộ, ngành… “Không ai giám sát tốt nhất bằng chính DN, hiệp hội DN. Báo cáo  này là của VCCI và các Hiệp hội DN chứ không phải của riêng VCCI…” - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. 

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Bùi Hoàng Hải giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBCKNN. Ảnh: TT&QHCC

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thêm Phó Chủ tịch mới

(PLVN) - Ngày 10/5/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBCKNN đối với ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, UBCKNN.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.