Sống khỏe nhờ… bình ổn giá

Từ chỗ chỉ có vài trăm điểm bán hàng bình ổn giá rải rác khắp thành phố vào năm 2008, đến nay, chương trình bình ổn giá thị trường của TP.HCM đã có tới 6.400 điểm bán, tạo được dấu ấn đáng kể trong đời sống người dân.

750 tỷ đồng sẽ được dành để sản xuất và dự trữ hàng hóa cung ứng thị trường với lãi suất chỉ 8%/năm, 1.100 tỷ đồng sẽ được dành cho các dự án đầu tư sản xuất, chăn nuôi trung và dài hạn, với lãi suất 10%/năm.

Từ chỗ chỉ có vài trăm điểm bán hàng bình ổn giá rải rác khắp thành phố vào năm 2008, đến nay, chương trình bình ổn giá thị trường của TP.HCM đã có tới 6.400 điểm bán, tạo được dấu ấn đáng kể trong đời sống người dân.

Trong đó mặt hàng lương thực- thực phẩm đã có 25 DN tham gia, với gần 2.800 điểm bán hàng, tăng trên 2.500 điểm so với năm 2008. Với mặt hàng dành cho học sinh như túi xách, sách vở, đồng phục đã có 12 DN tham gia với trên 500 điểm bán hàng. Mặt hàng sữa có 2 DN tham gia bình ổn với trên 1.100 điểm bán hàng bình ổn. Còn với mặt hàng dược phẩm đã có 9 DN tham gia với trên 2.000 điểm bán hàng bình ổn.

Giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP.HCM thời gian qua ít biến động lớn
Giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP.HCM thời gian qua ít biến động lớn

Ông Văn Đức Mười- Giám đốc Cty Visan – chia sẻ, thực hiện chương trình bình ổn giá, những năm qua Cty đã chủ động được nguồn nguyên liệu, không chỉ phục vụ tốt người tiêu dùng TP mà còn tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi gia súc cho các địa phương lân cận.

Bà Phạm Thị Huân- Giám đốc Cty TNHH Ba Huân chuyên cung cấp trứng gia cầm, cho hay, qua nhiều năm tham gia bình ổn thị trường, Cty đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm, đã đầu tư chiều sâu, gắn kết với các hộ dân, bước đầu hình thành được chuỗi cung ứng. Mỗi ngày Cty đưa ra thị trường hơn 300 ngàn quả trứng nên không thể có chuyện khan hiếm mặt hàng này như một số người đã phao tin ít tháng trước đây.

Kể thêm vào câu chuyện này, đại diện hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho biết, giai đoạn cao điểm, có ngày siêu thị tiêu thụ từ 600 - 1 triệu quả trứng. Trước tình hình đó, hệ thống đã chủ động điều xe, điều người tới các công ty sản xuất vận chuyển về phục vụ nhân dân để bình ổn thị trường, kiên quyết không lấy trứng của những nhà phân phối muốn “làm giá”.

“Chương trình bình ổn giá của TP. HCM ngày càng hoàn thiện, chuyên nghiệp hơn, đã trở thành một trong những công cụ điều tiết giá một cách hữu hiệu, thiết thực, định hướng, dẫn dắt thị trường. Mặt hàng tham gia ngày càng dồi dào về số lượng, chất lượng được nâng cao, giá cả lại hợp lý nên được người tiêu dùng đồng tình hưởng ứng” - bà Nguyễn Thị Hồng- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định.

Năm 2013 này, một điểm mới trong chương trình bình ổn giá là ngoài sự tham gia của các DN còn có sự góp mặt của các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn thực hiện không lấy từ ngân sách thành phố mà từ các tổ chức tín dụng, với lãi suất phù hợp dựa trên sự kết nối của cơ quan quản lý. Theo đó, 5 tổ chức tín dụng, ngân hàng cam kết dành 1.850 tỷ đồng để cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) đối với DN, gồm 750 tỷ đồng được dành để sản xuất và dự trữ hàng hóa cung ứng thị trường trong năm với lãi suất 8%/năm và 1.100 tỷ đồng còn lại sẽ được dành cho các dự án đầu tư sản xuất, chăn nuôi trung và dài hạn, với lãi suất 10%/năm.

TP. HCM cũng sẽ hỗ trợ các đơn vị mở rộng chuồng trại chăn nuôi, đầu tư con giống, đổi mới công nghệ, giúp DN tiếp cận mô hình khép kín từ con giống đến sản phẩm, mục đích cuối cùng nhằm có nguồn hàng dồi dào, đưa giá cả hàng bình ổn đến tay người tiêu dùng luôn thấp hơn thị trường 5-10%...

Ngọc Quý

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.