Đề nghị bỏ các điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Đây là đề xuất của cộng đồng DN khi góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

Cụ thể, về sửa đổi, bổ sung quy định về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (khoản 1 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL), dự thảo đã có những sửa đổi, bổ sung về chuyên ngành về lữ hành (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL) theo hướng cởi mở hơn so với quy định hiện hành. 

Để giải quyết triệt để vấn đề vướng mắc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – tổng hợp ý kiến của cộng đồng DN – cho rằng, việc sửa đổi cần tập trung xử lý bất cập cốt lõi là điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành liên quan đến người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại Điều 31 Luật Du lịch 2017. 

“Tại thời điểm Luật Du lịch đang ở dạng Dự thảo, VCCI đã có ý kiến về các điều kiện kinh doanh của dịch vụ lữ hành, trong đó có điều kiện của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quy định về điều kiện này là chưa hợp lý và chưa phù hợp với tính chất của điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư” – văn bản của VCCI gửi Bộ VHTTDL nêu rõ.

Lý do mà VCCI đưa ra thời điểm đó là, về mục tiêu quản lý, một trong những mục tiêu quản lý khi yêu cầu trình độ chuyên môn của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được cho là nhằm bảo đảm sự chuyên nghiệp, chất lượng của hoạt động kinh doanh lữ hành. Mục tiêu này không phù hợp với mục tiêu của các điều kiện kinh doanh theo Điều 7 Luật Đầu tư (theo đó điều kiện kinh doanh phải được thiết kế theo hướng nhằm bảo vệ các lợi ích công cộng như an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng liên quan). 

Hơn nữa, từ góc độ kỹ thuật, du lịch lữ hành không phải ngành nghề đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật mà là một dạng dịch vụ xã hội, do đó đào tạo chuyên môn có thể là cơ sở nhưng không phải là điều kiện bảo đảm chất lượng hay tính chuyên nghiệp của dich vụ này. Từ góc độ thị trường, sự chuyên nghiệp hay chất lượng của dịch vụ là vấn đề của thị trường, tự bản thân các DN phải xây dựng nếu muốn tồn tại và phát triển, nhất là trong thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như ngành du lịch.

Trên thực tiễn, trong thời gian qua, khi thi hành Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, rất nhiều DN kinh doanh lữ hành đã phản ánh vướng mắc, bất cập về điều kiện của người phụ trách kinh doanh. Yêu cầu phải có trình độ chuyên môn/chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch đã khiến cho DN gia tăng chi phí và thời gian để đáp ứng điều kiện này, trong khi trên thực tế trước khi Luật Du lịch và Thông tư 06 ban hành, rất nhiều DN du lịch hoạt động hiệu quả mà người phụ trách kinh doanh không cần phải có bằng cấp/chứng chỉ như yêu cầu.

“Vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề vướng mắc trên, trong tương lai khi sửa đổi Luật Du lịch, đề nghị bỏ các điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành” – VCCI đề nghị.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: PV

Việt Nam sẽ có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỉ phú USD thế giới

(PLVN) -Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.