Bị vùi dập bởi truyền thông lệch lạc, doanh nghiệp cầu cứu chính quyền

Phối cảnh dự án khu đô thị dịch vụ Hòa Phú do Công ty Kim Oanh đầu tư
Phối cảnh dự án khu đô thị dịch vụ Hòa Phú do Công ty Kim Oanh đầu tư
(PLVN) - Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thuận Lợi vừa có văn bản kiến nghị gửi UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan chức năng phản ánh việc đối thủ cạnh tranh sử dụng truyền thông để hạ uy tín, cản trở doanh nghiệp này phát triển các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Công ty Thuận Lợi là doanh nghiệp do vợ chồng bà Đặng Thị Kim Oanh thành lập và đầu tư vốn, là thành viên của Kim Oanh Group.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp của bà Đặng Thị Kim Oanh có tốc độ phát triển khá ấn tượng bằng việc đầu tư vốn mua lại các công ty, các dự án đói vốn do chủ đầu tư cũ không có năng lực hiện dự án.

Bằng cách thức đầu tư này, doanh nghiệp của bà Đặng Thị Kim Oanh đang sở hữu nhiều dự án lớn và có nhiều tiềm năng để trở thành doanh nghiệp top đầu trong thị trường bất động sản ở khu vực Bình Dương, Đồng Nai.

Riêng ở tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp của Kim Oanh Group đang phát triển khoảng 15 dự án đầu tư bất động sản, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Song, chính việc các doanh nghiệp của bà Đặng Thị Kim Oanh nắm giữ nhiều dự án tiềm năng ở các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai cũng đã trở thành “vấn đề” cho các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, trong gần 1 năm qua, hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan đến doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh đã bị tấn công bởi đối thủ bằng chiêu thức truyền thông “bẩn”.

“Các dự án đầu tư do Kim Oanh Group thực hiện đều là các dự án có đầy đủ cơ sở pháp lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với những lý do rất nhỏ, thậm chí không có gì để nói, nhiều trang tin đã thông tin, bình luận tiêu cực về dự án và hoạt động đầu tư của Công ty. Sau khi hệ thống lại các thông tin và mối liên hệ giữa các bài viết này, chúng tôi xác định đây là hoạt động truyền thông bẩn nhằm hạ uy tín của Công ty”, bà Đặng Thị Kim Oanh cho biết.

Dự án khu đô thị Tân Phú, một trong các dự án mà Công ty Kim Oanh đầu tư bằng hình thức mua lại doanh nghiệp
Dự án khu đô thị Tân Phú, một trong các dự án mà Công ty Kim Oanh đầu tư bằng hình thức mua lại doanh nghiệp

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Kim Oanh Group cũng nêu rõ các bằng chứng về việc thông tin bẩn nhằm hạ uy tín của doanh nghiệp với chính quyền địa phương.

Cụ thể, Kim Oanh Group cho biết, chiến dịch truyền thông “bẩn” nhằm vào Công ty được thực hiện một cách có hệ thống từ đầu năm 2019 đến nay. Hầu hết các dự án đầu tư của Kim Oanh Group đều bị thông tin tiêu cực như dự án Khu dân cư Hòa Lân, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương (mua lại của Công ty Thiên Phú), dự án Khu đô thị Thương Mại Tân Phú, TP Thủ Dầu Một (mua 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp phát triển dự án) dự án khu đô thị dịch vụ Hòa Phú (mua lại Công ty Nam Kim)

Sau khi các dự án của Kim Oanh Group tại Bình Dương bị nói xấu thì đến lượt các dư án của doanh nghiệp tại Đồng Nai bắt đầu lọt vào tầm ngắm của truyền thông, mà  gần đây nhất là dự án nhà ở mà Công ty Thuận Lợi hợp tác với Công ty cổ phần Đồng Nai để thực hiện ở TP Biên Hòa.

Đại diện Kim Oanh Group chỉ rõ bằng chứng của việc tấn công bởi truyền thông “bẩn”, đó là  những thông tin về các dự án đầu tư của công ty rất vô lý. Thậm chí là những thông tin này đáng được nhìn nhận một cách tích cực, song truyền thông lại tiếp cận tiêu cực về vấn đề này.

“Việc mua lại cổ phần của phần của Công ty Nam Kim, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Hòa Phú, hay việc Công ty Nam Kim vay vốn của Ngân hàng Phương Đông để thực hiện dự án đầu tư là các quan hệ dân sự hết sức bình thường nhưng cũng bị “điều tra, phản ánh” là bằng chứng mà chúng tôi thấy rõ ràng nhất về việc đối thủ cạnh tranh tìm cách tấn công chúng tôi bằng truyền thông bẩn”, bà Đặng Thị Kim Oanh khẳng định.

Thành phố mới Thủ Dầu Một, nơi Kim Oanh group có nhiều dự án đàu tư
 Thành phố mới Thủ Dầu Một, nơi Kim Oanh group có nhiều dự án đàu tư

Trước làn sóng thông tin tiêu cực về các dự án đang thực hiện ở Bình Dương và Đồng Nai, Công ty Kim Oanh Group buộc phải làm văn bản báo cáo chính quyền địa phương. Bởi lẽ, những thông tin tiêu cực này có mục đích cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của Công ty bằng việc thông tin tiêu cực để gây áp lực với chính quyền địa phương và tạo ra hình ảnh xấu của chủ đầu tư với khách hàng.

Những gì đang xảy ra với Công ty Kim Oanh rõ ràng có nhiều điều phải suy nghĩ. Trong khi hàng loạt doanh nghiệp bỏ hoang các dự án đầu tư hoặc các dự án đầu tư bị cầm cố, thế chấp ngân hàng dẫn đến không thể thực hiện được, việc Công ty Kim Oanh đầu tư vốn để mua lại các dự án và bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để vực dậy các dự án này là việc làm cần khuyến khích và giúp đỡ để doanh nghiệp thực hiện dự án, khơi thông dòng đẩy vốn đầu tư, làm lợi cho xã hội. Thế nhưng, thay vì được hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp vào cảnh khốn khó vì bị tấn công khắp nơi.

Việc truyền thông hạ uy tín đối với Công ty Kim Oanh cũng đặt ra vấn đề nóng bỏng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thay vì hợp tác cùng nhau phát triển kinh tế của đất nước, tạo sao cứ phải hạ uy tín của nhau. Việc làm này sẽ khiến doanh nghiệp khó lớn được và nền kinh tế của đất nước sẽ bị thiệt hại. Do đó, chính quyền địa phương cần vào cuộc để giải quyết vấn đề này.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Bùi Hoàng Hải giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBCKNN. Ảnh: TT&QHCC

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thêm Phó Chủ tịch mới

(PLVN) - Ngày 10/5/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBCKNN đối với ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, UBCKNN.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.