Kinh tế kết hợp quốc phòng: Nguồn nội lực quan trọng phát triển đất nước

Phát triển theo hướng lưỡng dụng, từ 2021, giá trị thương hiệu Viettel đã vượt mốc 6 tỷ USD. (Ảnh: Viettel)
Phát triển theo hướng lưỡng dụng, từ 2021, giá trị thương hiệu Viettel đã vượt mốc 6 tỷ USD. (Ảnh: Viettel)
(PLVN) - Quân đội làm gì, làm như thế nào để tham gia lao động sản xuất kết hợp với quốc phòng? Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội thảo Đề án Quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng trong tình hình mới do Bộ Quốc phòng tổ chức tại TP HCM mới đây.

Làm rõ vai trò của quân đội trong kết hợp kinh tế và quốc phòng

Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng BCĐ xây dựng đề án cho biết, từ khi thành lập, cùng với nhiệm vụ chiến đấu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, toàn quân sẵn sàng tham gia lao động sản xuất phù hợp với điều kiện từng địa phương đơn vị, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững chắc; là nguồn lực quan trọng trong phát triển đất nước, tạo tiền đề vững chắc xây dựng quân đội tinh nhuệ, hiện đại.

Đến nay, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế chưa được thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ để quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; nên việc triển khai thực hiện gặp khó khăn, bất cập cả về môi trường pháp lý, cơ chế quản lý và phương thức kết hợp; nhiều tiềm năng, thế mạnh của quân đội chưa được khai thác và phát huy hiệu quả, gây lãng phí.

Trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, rất cần có nhận thức đúng đắn, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị với nhiệm vụ quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Vì vậy, cần phải làm rõ nội dung quân đội làm gì, làm như thế nào để tham gia lao động sản xuất kết hợp với quốc phòng trong tình hình mới.

Đề án “Quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng trong tình hình mới” với mục tiêu định hướng rõ các nhiệm vụ, giải pháp tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng của quân đội. Cùng với đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và các chiến lược quân sự, quốc phòng. Ngoài ra, củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở bố trí lực lượng sản xuất theo cơ cấu ngành, vùng lãnh thổ.

Dự thảo đề án có 5 phần chính, đã tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp và đạt được sự đồng thuận cao cả về bố cục, nội dung...; một số ý kiến khác được cơ quan soạn thảo tiếp thu, giải trình, làm rõ để xây dựng, hoàn thiện đề án.

Tổ chức các doanh nghiệp quân đội theo hướng “lưỡng dụng” tinh

Tham luận tại Hội thảo, TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia khẳng định vai trò quan trọng của quân đội trong tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bởi quá trình này góp phần thay đổi vận mệnh của cả dân tộc.

Ông Lịch mong muốn quân đội đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu phục vụ cả về quân sự lẫn dân sự vì lợi ích quốc gia, dựa trên những lợi thế đại dương. Ngành công nghiệp quốc phòng và ngành công nghiệp đóng tàu phải là lĩnh vực mà quân đội cần tham gia. “Quân đội tập trung nguồn lực để làm và cần tránh thất bại như trường hợp của Vinashin”, ông Lịch lưu ý.

Ngoài ra, quân đội cũng cần tập trung phát triển các doanh nghiệp quốc phòng có năng lực cao, đủ năng lực sản xuất các loại vũ khí, thiết bị hiện đại, sản phẩm lưỡng dụng có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, dẫn dắt nền kinh tế đất nước trên một số lĩnh vực; đầu tư mạnh lĩnh vực công nghệ cao, các mô hình nhà máy thông minh, tự động hóa; robot, trí tuệ nhân tạo, in 3D…

Khẳng định vai trò của quân đội trong tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng nhấn mạnh, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương và tổ chức thực hiện điều chuyển gần 280.000 quân sang lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

Quân đội đã tham gia xây dựng hầu hết những công trình lớn của quốc gia như: Tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam, Nhà máy thủy điện Hòa Bình... Cùng với đó, các đoàn kinh tế quốc phòng làm nòng cốt trong xóa đói, giảm nghèo, từng bước phát triển thành vùng kinh tế, thành lập các khu dân cư với những mô hình phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, xây dựng các công trình quân sự, quốc phòng trọng yếu, các công trình ở các địa bàn khó khăn mà các doanh nghiệp dân sự khó thực hiện.

Cũng theo ông Tuấn, tình hình mới đặt ra cho quân đội tổ chức các doanh nghiệp quân đội, tập đoàn công nghiệp quốc phòng mạnh. Qua đó, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, hiện đại, trên các địa bàn chiến lược trọng điểm quốc phòng, an ninh. Đồng thời, tổ chức các doanh nghiệp quân đội, tập đoàn công nghiệp theo hướng “lưỡng dụng” tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu quả, thực sự có năng lực về công nghệ và quản trị, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước…

Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức, trên địa bàn TP có 14 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, 1 khu công nghệ cao, 1 khu nông nghiệp công nghệ cao; có gần 500.000 doanh nghiệp với số vốn hơn 9,2 triệu tỷ đồng. TP đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp lồng ghép giữa các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ. Trong đó, hình thành nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp có tính lưỡng dụng, sẵn sàng huy động, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất quốc phòng. Các công trình quốc phòng, hệ thống giao thông… được quy hoạch, quản lý chặt chẽ, hình thành thế trận liên hoàn, bảo đảm sẵn sàng chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến.

Đồng tình với các ý kiến trên, Thượng tướng Trần Đơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, đề án là một nội dung rất quan trọng, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện đề án là cơ sở để quân đội tiếp tục phát huy truyền thống hoàn thành thắng lợi chức năng, nhiệm vụ là “đội quân lao động sản xuất” chủ động tạo nguồn lực vững chắc, bảo đảm cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”.

Tin cùng chuyên mục

QK5 thông qua công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030

QK5 thông qua công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030

(PLVN) - Ngày 23/6, tại TP Đà Nẵng, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu 5 tổ chức Hội nghị thông qua công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở, nhiệm kỳ 2025-2030 đối với Cục Hậu cần - Kỹ thuật và các Sư đoàn 305, 307, 315. Hội nghị do Đại tá Lương Đình Chung, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu chủ trì.

Đọc thêm

Dấu chân người giữ đất

Dấu chân người giữ đất
(PLVN) -  Ở cuối dải Trường Sơn, Bù Gia Mập (Bình Phước) hiện lên như một bức tranh thiên nhiên nguyên sơ mà kì vĩ. Nơi đó, tiếng bước chân người lính vẫn bền bỉ vang lên, đều đặn như nhịp thở của núi rừng. Họ không chỉ là những người lính canh giữ đường biên, mà còn là những người gieo chữ, gieo luật, gieo văn hoá và gieo cả niềm tin vào mảnh đất nơi dặm xa còn vương khói lam chiều. 

Người dân tự nguyện tới đồn Biên phòng Cái Đôi Vàm giao nộp ngư cụ cấm

Người dân tự nguyện tới đồn Biên phòng Cái Đôi Vàm giao nộp ngư cụ cấm
(PLVN) - Trung tá Trần Văn Khởi – Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cái Đôi Vàm (BĐBP Cà Mau) cho biết, qua công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh ủy Cà Mau về tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đã có 4 người dân địa phương tự nguyện đến Trạm Kiểm soát Biên phòng giao nộp 4 bộ kích điện dùng để khai thác thủy sản trái phép.

Hải quân Việt Nam - Campuchia tuần tra chung lần thứ 79

Hải quân Việt Nam - Campuchia tuần tra chung lần thứ 79
(PLVN) - Sáng 22/6, Tàu 251, Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã cập quân cảng Vùng 5 (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 79 với Hải quân Hoàng gia Campuchia.

BĐBP Cà Mau bàn giao 2 'mái ấm biên cương' cho người nghèo

BĐBP Cà Mau bàn giao 2 'mái ấm biên cương' cho người nghèo
(PLVN) - Ngày 21/6, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Đồn Biên phòng Đất Mũi (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) phối hợp với Ngân hàng TPBank tổ chức bàn giao 2 căn nhà “Mái ấm biên cương” cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn.

BĐBP Cà Mau tri ân người có công, gia đình chính sách

BĐBP Cà Mau tri ân người có công, gia đình chính sách
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cùng các đồn biên phòng đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà và tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn biên giới biển và thành phố Cà Mau.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.

Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới

Thượng tướng Lê Quang Minh trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05) do Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức chiều 18/6.

Đoàn công tác Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng Lào thăm và làm việc với Vùng Cảnh sát biển 4

Đoàn công tác Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng Lào thăm và làm việc với Vùng Cảnh sát biển 4
(PLVN) - Ngày 18/6, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác Cục Tài chính, Tổng cục Hậu Cần, Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do Thiếu tướng Bun Phong Bút Tha Vông - Cục trưởng Cục Tài chính làm Trưởng đoàn.

Hải đoàn 42: Giữ vững kỷ luật, chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ trên biển

Hải đoàn 42: Giữ vững kỷ luật, chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ trên biển
(PLVN) -  Tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, Đảng ủy Hải đoàn 42, Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Thiếu tướng Trần Văn Lượng - Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 dự và chỉ đạo hội nghị.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Bộ đội biên phòng Hải Phòng cứu thành công tàu cá bị chìm khi tránh trú bão số 1

Cán bộ, chiến sĩ BĐBP TP Hải Phòng hỗ trợ ngư dân di chuyển tàu, thuyền lên bờ tránh bão.
(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 1 (bão Wutip), Bộ Chỉ huy BĐBP TP Hải Phòng đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống, đảm bảo an toàn cho người dân và tàu thuyền hoạt động trên biển, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, gia đình các chủ tàu, thuyền trưởng để thông báo diễn biến bão, hướng dẫn vòng tránh và đưa tàu thuyền về nơi trú ẩn.