Kinh nghiệm từ dự án trùng tu chùa Cầu

Công trình trùng tu chùa Cầu (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam). (Ảnh: Báo Lao động).
Công trình trùng tu chùa Cầu (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam). (Ảnh: Báo Lao động).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay (3/8), dự kiến công trình trùng tu chùa Cầu (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) sẽ khánh thành sau 19 tháng thi công.

Câu chuyện trùng tu chùa Cầu được dư luận bàn bạc, quan tâm thời gian qua, là bài học để chính quyền địa phương những nơi có các di tích, cũng như các cơ quan thực hiện trùng tu các di tích có thể rút kinh nghiệm cho những dự án khác.

Chùa Cầu được thương nhân Nhật Bản xây dựng từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Công trình bắc qua con lạch trong phố cổ Hội An, đảm nhiệm 3 chức năng chính là cầu kết nối hai khu phố; nơi thực hành tín ngưỡng (thờ thần hộ mệnh Bắc Đế Trấn Vũ, vị thần lớn của Đạo giáo bảo vệ người dân khỏi tai ương); và nơi nghỉ ngơi vãn cảnh.

Sau hơn 400 năm, chùa Cầu đã trải qua 7 lần trùng tu, lần gần nhất 1986. Đến những năm 2010, móng cầu bị lún, nứt; chùa và cầu tách rời; kèo cột mối mọt, mục nát có nguy cơ đổ sập. Trong khi đó, mỗi ngày cầu phải gánh hàng nghìn người dân và du khách qua lại. Hội An từng phải dùng gỗ chống đỡ, dây cáp níu giữ các bộ phận của công trình. Năm 2016, chùa Cầu đối diện nguy cơ sụp đổ. Để cứu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia chùa Cầu, sau rất nhiều thủ tục xin phép, Hội An quyết định trùng tu toàn diện.

Hội An sau đó xúc tiến trình phương án trùng tu hạ giải lên UBND tỉnh, Bộ VH,TT&DL và từng bước hoàn thiện nghiên cứu. Ba năm sau, phương án trùng tu chùa Cầu được chấp nhận. Đến cuối tháng 12/2022, công trình được khởi công với vốn đầu tư 20 tỷ đồng.

Lãnh đạo UBND TP Hội An cho hay, để có được chùa Cầu như hôm nay, TP đã đối mặt với rất nhiều thách thức, áp lực. Đó là quyết định hạ giải, tháo dỡ toàn bộ cấu kiện của di tích, sau đó tu bổ, gia cố, gắn về vị trí cũ. Quy trình hạ giải đòi hỏi nghiêm ngặt, gồm ghi hình, đánh dấu các chi tiết, bộ phận trước khi tháo dỡ. Trong và sau hạ giải, các chi tiết, cấu kiện phải được bảo vệ an toàn. Rồi mời các chuyên gia đầu ngành trong trùng tu di tích của Việt Nam và Nhật Bản đến "bắt bệnh", khảo sát, nghiên cứu.

Hai thời điểm xây dựng bản gốc (thế kỷ 17) và trùng tu 2024 cách nhau hơn 400 năm, có vật liệu giờ không thể tìm ra thứ thay thế giống nguyên bản 100%; phải nghiên cứu, đặt hàng một số vật liệu tương tự. Thậm chí còn nghiên cứu trước đây hàng trăm năm, di tích này đã được người xưa thay đổi lần nào hay chưa, để trùng tu lại cho đúng nguyên bản gốc. Mỗi một khâu lại có thể một lần báo cáo, thử nghiệm, đánh giá, triển khai.

Sau trùng tu hạ giải, chùa Cầu được đánh giá có thể tồn tại ít nhất vài chục năm nữa. Phần móng bị lún được đào sâu đổ bêtông, bên trong trụ đá hổng được phun chất kết dính. Dầm, sàn cầu được thay thế bằng gỗ lim nhập khẩu nguyên cây về cưa xẻ lấy phần lõi. Quá trình trùng tu tuân thủ tính chân xác, tất cả cấu kiện từ phần móng đến dầm, sàn, mái, trụ đỡ... đúng với yếu tố gốc; đã giữ lại cho chùa Cầu tất cả những cấu kiện, chi tiết còn sử dụng được và chỉ thay thế những chi tiết bị hư hỏng, mục nát. Hướng trùng tu bám gần đúng nhất với nguyên bản trong điều kiện có thể làm được.

Công trình vừa làm xong nên mạch vữa, sơn vôi, mái ngói, họa tiết còn mới; nhưng do chùa Cầu quá nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả thế giới, nên được nhiều người quan tâm và một số ý kiến cho rằng như vậy là “trẻ hóa”, là “khoác áo mới anh trai” cho chùa Cầu. Đánh giá như vậy là vội vã, là chưa ghi nhận sự cố gắng của dự án đã trùng tu công trình theo đúng chuẩn “đúng vị trí hiện trạng, nguyên bản kiến trúc, kết cấu chịu lực”.

Tin cùng chuyên mục

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Đọc thêm

Kon Tum sắp tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Lễ hội cồng chiêng

Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.
(PLVN) -  Dự kiến Tuần Văn hoá – Du lịch và Lễ hội cồng chiêng năm 2024 tại tỉnh Kon Tum sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/12. Địa điểm, tổ chức sẽ là TP. Kon Tum và một số huyện như; Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Tumơrông với nhiều chương trình văn hoá, lễ hội độc đáo, hấp dẫn…

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.