Kinh hoàng tàn dư hủ tục phân biệt đối xử phụ nữ ở Afghanistan

Nhiều cuộc tuần hành đã diễn ra đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ Afghanistan
Nhiều cuộc tuần hành đã diễn ra đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ Afghanistan
(PLO) - Cảnh một người đàn ông Afghanistan quất roi hay đánh đập phụ nữ nơi công cộng và phái yếu nhẫn nhục chịu đựng không phải là chuyện hiếm gặp. Không những thế, một số phụ nữ còn trở thành nô lệ tình dục cũng như phải chịu đựng rất nhiều sự nhục hình dã man về tinh thần lẫn thể xác bởi chính những người trong gia đình.

Mối quan hệ như vậy giữa đàn ông và phụ nữ đã là quy tắc trong nhiều thế kỷ ở đất nước này cũng như tại một số quốc gia Hồi giáo. Cuộc thương thảo đầu tiên về vai trò của nữ giới trong xã hội Afghanistan chỉ được bắt đầu vào nửa sau thế kỷ 19 và đến năm 1919 phụ nữ đã có quyền bỏ phiếu.

Hơn thế, vào giữa thế kỷ 20, phụ nữ bản địa đã thoát khỏi thân phận nô lệ tình dục. Đến năm 1960 Hiến pháp Afghanistan đã đưa ra quy tắc về quyền bình đẳng của công dân bất kể giới nào. Song các cuộc bạo loạn và nội chiến bắt đầu nổ ra đã xóa đi những sự thay đổi tích cực. 

Chiến sự, nghèo đói, thiếu pháp luật và an ninh xã hội, tăng số góa phụ và trẻ mồ côi - tất cả những điều đó đã làm cho phụ nữ Afghanistan phụ thuộc vào nam giới. Và khi đó mối quan hệ “áp bức - lệ thuộc” nảy sinh thì nghịch cảnh này càng gia tăng.     

Năm 1966 sau nhiều thập niên xung đột đẫm máu đã phá hủy một quốc gia từng có thời thịnh vượng, quân Taliban lên nắm quyền tại nước này. Những kẻ ủng hộ đã hủy hoại không chỉ mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ mà còn phá hoại nền tảng Hồi giáo, họ còn đứng đằng sau để đáp ứng các nhu cầu phi đạo đức của Taliban. Những chuyện phỉ báng phụ nữ và các hình thức trừng phạt thân thể, tất cả những thú vui trụy lạc của Taliban đã được công khai và ngày càng phát triển.

Chế độ thân Taliban từng làm băng hoại đạo đức tồn tại ở Afghanistan hơn năm năm, cuối cùng cũng đã bị đánh bại. Vào tháng 12/2001 cái gọi là Ban tiếp quản lên nắm quyền trong nước, song vị thế của phụ nữ Afghanistan không được thay đổi đáng kể. Tuy rằng những hành động tàn bạo như Taliban không còn xảy ra nữa, nhưng những vấn đề tồn dư không hề giảm.

Không được phép nhìn đàn ông: Người Afghanistan coi những cô bé tám tuổi là “tội đồ tiềm năng”. Từ lứa tuổi này các bé gái không được phép nhìn đàn ông, ngoại trừ người thân, cũng không được ra khỏi nhà mà không có người hộ tống. Cả thân thể người phụ nữ, kể cả khuôn mặt cần phải che kín trước mắt người lạ. 

Nghiêm cấm nói chuyện ồn ào, khi có mặt ở nơi công cộng không để lời nói dễ nghe của mình cám dỗ những người tình cờ đi qua. Việc đi ra ban công nhà mình và nhìn sang cửa sổ các tầng dưới cũng bị cấm. Khắp nơi là hình ảnh của những người phụ nữ khổ hạnh. Thậm chí khi ở nhà thì phụ nữ cũng không được phép trang điểm và mặc quần áo đẹp. Khi làm việc cấm gặp gỡ những người đàn ông lạ. Còn về việc lái xe thì chẳng nên nghĩ đến.

Không được chăm sóc y tế: Không có cơ hội được nhận sự chăm sóc y tế có chất lượng là một trong số những vấn đề của phụ nữ Afghanistan. Thực tế thì bất cứ bệnh nào cũng có thể gây tử vong nếu không được điều trị. 

Việc tiếp cận với bác sỹ nam giới là không thể bởi đó là tội lỗi. Trong khi đó bác sỹ là phụ nữ ở đất nước này có rất ít, bởi một phần trong số đó đã bị quân Taliban trừng phạt vì vi phạm luật Sharia, còn số khác đã trốn ra nước ngoài. 

Phụ nữ bị hành hạ đến chết không phải là chuyện hiếm gặp tại Afghanistan
Phụ nữ bị hành hạ đến chết không phải là chuyện hiếm gặp tại Afghanistan

Không ai đào tạo những nữ bác sỹ mới vì người Hồi giáo nghiêm cấm phụ nữ học tập. Đối với đàn ông giàu có thì đơn giản hơn: Họ có thể đưa người mẹ hoặc chị em gái bị bệnh đến nước Pakistan láng giềng, nơi không có vấn đề tương tự. Còn người nghèo thì đành phải chứng kiến việc người thân bị đau đớn kéo dài rồi sau đó chết trong đau đớn.

Những kiểu bạo hành điển hình: Dưới thời Taliban các trường học và bệnh viện tại Afghanistan phải hoạt động ngầm. Những bác sỹ và giáo viên đã giúp đỡ phụ nữ luôn đối mặt với rủi ro, nếu bị tố cáo sẽ bị vào tù hoặc bị treo cổ. Nhiều trí thức địa phương đã bị hành quyết. Người Afghanistan sẽ bị cắt ngón tay và ngón chân nếu họ dám làm móng tay và móng chân.

Vào tháng 12/1996, có 225 phụ nữ đã bị đánh đập bằng roi theo quyết định của tòa án. Những người ủng hộ Taliban đã bắt họ vì vi phạm trang phục Hồi giáo. Các cảnh sát tôn giáo tay cầm roi đi khắp các con phố và đánh tất cả những người phụ nữ họ gặp và trút lên họ những lời nhục mạ. Chúng đã bắn những người phụ nữ Afghanistan chỉ đơn giản là họ làm việc trên đường phố.

Những cuộc hành hình phụ nữ (trong số đó có cả những bà mẹ đông con) được tổ chức công khai trước hàng ngàn người. Quân Taliban kêu gọi các tài xế taxi và những người bán hàng trừng phạt phụ nữ ngay ở nơi công cộng vì sự vi phạm nào đó các quy tắc Sharia. 

Cắt mũi vì tội… bỏ trốn: Một trường hợp bạo lực gia đình đối với một phụ nữ cô độc đã trở thành nỗi ám ảnh với đông đảo công chúng. Năm 2010 cả thế giới đã bị sốc với bức ảnh cô gái Afghanistan 19 tuổi Aesha Mohammegzai, còn được biết với tên gọi Bibi Aesha được đăng trên bìa tạp chí Time. Cô gái không còn mũi, không còn tai. Chồng cô đã cắt các bộ phận này để trừng phạt việc cô bỏ trốn khỏi nhà.

Aesha sinh ra tại một tỉnh miền núi Urazgan, năm 12 tuổi cô bị gả chồng cho một thành viên của gia đình thù địch để ngăn chặn cuộc xung đột tập thể. Gia đình mới đã thu nhận cô bé bởi gia đình cô đã gây ra những điều khó chịu trước đó. Hai năm đầu tiên sau hôn nhân, Aisa đã phải sống trong chuồng ngựa.

Nhà chồng cô có 10 anh em trai, tất cả bọn họ đều lợi dụng sự bất lực và yếm thế hoàn toàn của cô gái trẻ vị thành niên để thường xuyên đánh đập, nhạo báng cô dâu mới. Đến năm 18 tuổi, không chịu nổi sự bạo lực gia đình, cô gái đã chạy trốn khỏi nhà chồng. Dĩ nhiên, cô đã sớm bị bắt lại và bị bỏ tù ở thành phố Kandahar. 

Cô gái Aesha Mohammedzai bị gia đình chồng xẻo mũi
Cô gái Aesha Mohammedzai bị gia đình chồng xẻo mũi

Sau khi trở lại với người chồng hợp pháp, tại buổi họp gia đình một quyết định đã được đưa ra: Thực hiện cắt mũi và tai của Aesha để trừng phạt tội bỏ trốn. Họ bỏ mặc cô gái bất hạnh đang bị thương tích đầy máu me ở lại một mình trên núi cho đến chết, nhưng cô đã sống sót.

Hiện giờ mọi vấn đề của cô gái đã được thu xếp sau tất cả những sự tủi nhục mà cô từng phải chịu đựng. Cô được làm một loạt cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tại Mỹ. Aesha đang sống tại bang Meriland với cha mẹ nuôi và cố gắng vượt qua chấn thương tâm lý.

Những đứa con trai trá hình: Phụ nữ Afghanistan chỉ chứng minh được sự tồn tại của mình trên thế giới này khi sinh được con trai. Người mẹ của cậu con trai được sự khuyến khích của xã hộ bởi đã tặng cho chồng mình người nối dõi. Ngược lại, nếu trong gia đình không có con trai mà có mấy cô con gái thì đôi vợ chồng đó sẽ hổ thẹn với sự chế giễu của hàng xóm và những người thân.

Để tránh khỏi sự phán xét khắc nghiệt của người đời, một số gia đình đã phải dùng đến mưu mẹo: Họ sẽ “biến” một trong số các cô bé những thành con trai. Đơn giản là cho mặc trang phục con trai, đặt tên con trai và buộc nó phải xử sự thích hợp ngoài xã hội. Có khá nhiều những đứa trẻ như vậy và chúng thường được gọi là “bacha-pos”. Các cô bé này nhanh chóng học cách che giấu bạn bè giới tính thật của mình, họ đến trường cùng với các cậu bé, chơi bóng đá. 

Không ai biết điều gì cả cho đến khi các “bacha-pos” lớn lên, chúng lại được “biến” thành con gái và bị gả chồng. Những sự biến đổi như vậy có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của chúng nhưng điều đó chẳng làm ai bận tâm. Điều chủ yếu là hàng xóm không còn phải bàn tán và không coi thường cặp vợ chồng không thể sinh được con trai.

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.