Kinh hoàng: Mỗi năm có khoảng 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Tại hội nghị Quốc gia về tình dục, sức khỏe và xã hội lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 29-30/11, chủ đề bạo lực tình dục (BLTD) được nêu ra như một cảnh báo đã đến mức nghiêm trọng. Số liệu thống kê của Bộ lao động, Thương binh & Xã hội được công bố tại hội nghị cho thấy có hơn 1000 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục (XHTD) mỗi năm, tức trung bình mỗi ngày có 3 trẻ bị XHTD được báo cáo. 

Bên cạnh đó tình trạng BLTD trẻ em trai có xu hướng gia tăng. Kết quả nghiên cứu mẫu đại diện quốc gia của Viện nghiên cứu phát triển xã hội năm 2016 cho thấy có 4%-13% phụ nữ đã kết hôn trải nghiệm tình dục không mong muốn với chồng theo số liệu.

Một khảo sát của tổ chức quốc tế chống đói nghèo (AVV) và tổ chức viện trợ Plan tiến hành năm 2015 trên 2000 phụ nữ và trẻ em gái ở Hà Nội, TP HCM cho thấy 87% từng bị quấy rối tình dục ở khu vực công cộng và trên phương tiện giao thông công cộng.

73% thủ phạm là người quen 

Chia sẻ tham luận tại hội nghị, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) nhấn mạnh BLTD là tội ác nghiêm trọng chống lại phụ nữ và trẻ em, chà đạp lên quyền cơ bản nhất của con người và có thể xảy ra với bất kì cá nhân nào.

Bà Hồng chỉ ra điểm mâu thuẫn trong quan niệm phòng tránh BLTD lâu nay: Nhiều người cho rằng phụ nữ, trẻ em có thể tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế giao du với người lạ. Song trên thực tế phần lớn thủ phạm BLTD lại là người thân quen, theo số liệu thống kê chiếm tới 73%, trong đó 10% là cha đẻ hoặc cha dượng.

Đáng lo ngại hơn, thủ phạm BLTD gồm cả những người được cho đáng tin cậy như người cao niên,  người có uy tín trong cộng đồng, giáo viên và cả những người nổi tiếng, người hoạt động trong hệ thống thực thi pháp luật. Đặc biệt các vụ BLTD xảy ra ở cả những địa điểm thường được coi an toàn như trường học, công sở hay chính nhà nạn nhân.

Các kết quả thống kê của viện ISDS chỉ ra trong số 322 vụ BLTD được đưa tin từ năm 2011 đến năm 2016 có 21 nạn nhân dưới 10 tuổi, nạn nhân nhỏ nhất chỉ mới 2 tuổi. Và 60% nạn nhân trong độ tuổi 11-25 tuổi, có 5% nạn nhân trên 40 tuổi, trong đó có cả cụ bà đã 85 - 86 tuổi. Lời cảnh báo cho cả xã hội khi có hơn 30% các vụ BLTD là bạo lực kép, tức nạn nhân bị cưỡng hiếp, cướp tài sản hành, thậm chí bị giết.

Về hậu quả, BLTD không những gây tổn hại sức khỏe thể chất, tinh thần mà cả tài chính cho nạn nhân. Thực tế nhiều gia đình và nạn nhân phải vật lộn với việc thay đổi đổi sinh kế do phải chuyển chỗ ở để tránh bị kỳ thị. Thậm chí không ít nạn nhân bế tắc đến mức tìm đến cái chết.

Góc nhìn mới lý giải sự việc

Tại sao BLTD vẫn tiếp diễn, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn mặc những nỗ lực của xã hội? Ths.BS Hoàng Tú Anh- Giám đốc Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) đưa ra góc nhìn mới là rào cản văn hóa:

“Làm sao người ta chịu đựng bao nhiêu năm như thế, làm sao họ vượt qua được?”, BS Tú Anh thắc mắc và đưa ra những lí giải như người phụ nữ chịu đựng vì con hoặc lệ thuộc kinh tế. Song thực tế nhiều phụ nữ giữ vai trò lao động chính trong gia đình vẫn cam chịu sống chung với BLTD.

Bà Tú Anh chỉ ra nhiều quan niệm ở Việt Nam trở thành công cụ biện minh cho hành vi BLTD. Ví dụ như quan niệm “xấu chàng hổ ai”, “yêu cho roi cho vọt”, “dạy con từ thuở còn thơ , dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Tất cả đều biện minh cho bạo lực nói chung, BLTD nói riêng:

“Chẳng hạn quan niệm con gái đến tuổi phải lấy chồng, con trai đến tuổi phải lấy vợ tạo ra áp lực dẫn đến những cuộc hôn nhân không tình yêu và là môi trường để BLTD bùng phát. Thậm chí đàn ông gia trưởng còn được vinh danh vì cho rằng nhờ tính gia trưởng mới cai quản được gia đình, dạy con tốt hơn. Hay những quan điểm đè nặng lên vai người phụ nữ trách nhiệm gia đình”, chuyên gia Tú Anh phân tích.

Tiếp tục mổ xẻ rào cản văn hóa trong nỗ lực xóa bỏ BLTD, BS Tú Anh đề cập đến yếu tố “niềm tự hào biểu trưng” và cho rằng đây chính là nguyên nhân chính đang “nuôi dưỡng” BLTD. Nữ diễn giả chia sẻ mẩu chuyện về người phụ nữ cam chịu bạo lực tự hào vì hàng xóm, nhà chồng rất tôn trọng chị bởi đã cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Câu chuyện thứ hai kể về người cha dùng xích trói con giam đói khi biết con đồng tính. Đến khi con đói kiệt sức, van tay xin lỗi thì người cha mới tháo xích: “Người cha tự hào vì cho rằng công việc ngăn cấm con là điều nên làm, ngăn con sa vào lối sống tha hóa. Tất cả những người tôi vừa kể đều tự hào về hành vi bạo lực của mình”.

Đồng quan điểm, TS Khuất Thu Hồng nói rằng niềm tự hào biểu trưng thể hiện ngay trong mỗi gia đình và cả cộng đồng thường ngày. Nó khiến người phụ nữ phải chịu đựng bởi xã hội mặc định phụ nữ phải có vai trò, trách nhiệm xây dựng tổ ấm, gìn giữ gia đình hạnh phúc để đạt những danh hiệu như gia đình văn hóa, phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà. Nhưng đằng sau trách nhiệm đó, giá trị thực của người phụ nữ gần như bằng không. 

Hay nói cách khác, khi phụ nữ gìn giữ tốt thể diện cho gia đình xã hội thì họ nhận được những lời khen có cánh, những bó hoa và được xướng danh trong các buổi lễ ngày 8/3, 20/10.  Nhưng nếu không giữ thể diện cho gia đình, họ sẽ bị trách móc, lên án vì không biết chăm lo tổ ấm. Thậm chí nhiều địa phương mất danh hiệu “xã/phường văn hóa” còn phê bình những phụ nữ trong gia đình không đạt chuẩn khiến tổ chức mất danh hiệu:

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia phân tích ở góc độ văn hóa, tư tưởng lạc hậu của một bộ phận người dân khiến vấn nạn BLTD vẫn còn nhức nhối.

Phụ nữ phải chịu sức ép vô hình từ những quan niệm sai lầm về tình dục, về nam tính/nữ tính cùng với những định kiến và khuôn mẫu giới bất bình đẳng khiến cộng đồng, gia đình và bản thân các nạn nhân đôi khi chấp nhận cam chịu thay vì lên tiếng đòi lại công bằng hay kết nối với nhau để đấu tranh.

Từ những phân tích trên, giới chuyên gia cho rằng các nhà hoạch định chính sách phải chú ý đến yếu tố “niềm tự hào biểu trưng”, “BLTD biểu trưng” và loại bỏ nó để mọi người nhìn thấy BLTD.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.