’Bộ Giáo dục cần mạnh tay vạch khuyết điểm của mình’

Thông tin Phó Thủ tướng đối thoại trực tuyến đầu năm học mới và 8 câu hỏi gửi tới người đứng đầu ngành giáo dục liên tục lọt vào "tốp đầu"

Thông tin Phó Thủ tướng đối thoại trực tuyến đầu năm học mới và 8 câu hỏi gửi tới người đứng đầu ngành giáo dục liên tục lọt vào "tốp đầu" đọc nhiều nhất và phản hồi nhiều nhất cho thấy sự quan tâm của bạn đọc với giáo dục nước nhà.[links()]

Gần 20 trang câu hỏi, và số lượng tương tự như vậy sẽ còn dồn về trong ngày 31/8 với hàng loạt vấn đề của giáo duc đại học, phổ thông, chính quy, phổ cập.

Không chỉ chất vấn, nhiều bạn đọc - từ sinh viên sư phạm tới giáo viên, giảng viên trong và ngoài nước, phu huynh trẻ lớp 1 và những người về hưu quan tâm tới giáo dục - còn đề xuất và gợi ý những giải pháp với mục đích ’xây dựng giáo dục phát triển".

Buổi đối thoại trực tuyến về năm học mới dự kiến diễn ra từ 14h ngày 31/8 trên Cổng thông tin Chính phủ với sự tham gia của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân và đại diện các ngành: GD-ĐT, LĐ-TB&XH, Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Đoàn Thanh niên, Ngân hàng Chính sách Xã hội. Ảnh: Lê Anh Dũng
Buổi đối thoại trực tuyến về năm học mới dự kiến diễn ra từ 14h ngày 31/8 trên Cổng thông tin Chính phủ với sự tham gia của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân và đại diện các ngành: GD-ĐT, LĐ-TB&XH, Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Đoàn Thanh niên, Ngân hàng Chính sách Xã hội. Ảnh: Lê Anh Dũng

Câu hỏi thời sự nhất

Thời sự nhất có lẽ là câu hỏi về sự kiện sinh viên tạt axit thầy giáo làm đại náo giảng đường ĐH Nông lâm TP.HCM  và một thầy giáo bị đánh hội đồng ngay giữa thủ đô.

Gần gũi nhất là câu hỏi về ngày khai giảng. Bạn đọc Ngô Đăng ở Thanh Xuân Hà Nội băn khoăn ý nghĩa của ngày khai giảng có còn là "ngày bắt đầu năm học" nữa không khi mà "bây giờ các cháu đã vào học cho kịp chương trình".

Gắn với dịp khai trường là những thắc mắc muôn thuở về  hiện tượng thu thêm, ngoài qui định, lấy danh nghĩa hội phụ huynh đề xuất, nhà trường thu hộ.

" Tôi đọc nhiều bài phỏng vấn các vị quản lý giáo dục, đều nói rằng nghiêm cấm các trường thu thêm các khoản ngoài qui định, trường nào làm sai sẽ bị xử lý nghiêm. Rất nhiều trường làm trái với qui định, vậy đã có trường nào bị phát hiện và xử lý chưa?", bạn Nguyễn Khoa Hùng ở Huế băn khoăn.

Khá thẳng thắn, bạn đọc Nguyễn Huy (Hà Nội) đặt câu hỏi: "Sau quá trình liên tục làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT rồi lên đến chức Phó Thủ tướng Chính phủ, ông tự thấy đã làm được gì, đã ảnh hưởng và thay đổi ngành giáo dục như thế nào?".

Gai góc không kém, bạn Vũ Văn Hùng ở Cẩm Giàng, Hải Dương đặt vấn đề: "Bộ trưởng mới lên và triển khai rất nhiều "phong trào " mà  giáo viên khó nhớ nổi. Các phong trào đó liệu có phải chỉ là "tấm áo " choàng mới trên một cơ thể bệnh tật, chưa giải quyết hết cốt lõi của giáo dục. Bộ trưởng nghĩ gì?"

Ngành giáo dục có dám "thanh lọc đội ngũ"?

Lời hứa cách đây 3 năm "đến năm 2010 giáo viên sống được bằng lương" của người đứng đầu ngành giáo dục vẫn còn được nhiều giáo viên ghi nhớ.

Tuy nhiên, ngoài câu hỏi về lương, khá nhiều bạn đọc là người trong ngành đã tập trung mổ xẻ về chính mình - đội ngũ người thầy.

"Ngành ta nên xem xét lại cách làm giáo dục. Người giỏi thì không được nhận, khi đã nhận vào thì bị "đì". Như thế thì làm sao mà dạy được? Trong cuộc vận động "2 không" cần bổ sung thêm nội dung "chống ngồi nhầm ghế đối với giáo viên...Thêm nữa, nên có kế hoạch đào tạo lại một số giáo viên không đủ năng lực dạy học trong thời kỳ mới", bạn Đỗ Hoàng (Bà Rịa Vũng Tàu) đề xuất

Một sinh viên đang hoc ở ĐHSP Hà Nội thì thấy rất nhiều giáo viên ra trường không xin được việc làm vì tình trạng thừa giáo viên ở hầu hết khắp các nơi nhưng lại có rất nhiều trường đại học vẫn tiếp tục đào tạo không ngừng. Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là "đầu vào" của một số trường sư phạm địa phương tuyển cả HS có điểm chỉ khoảng 16,17 điểm,thậm chí có nơi 14,15 điểm.

5 chủ đề đối thoại

1.Năm 2009 – 2010 và vấn đề: “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”.

2. Đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam và đẩy mạnh công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội.

3. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

4. Chăm lo chất lượng đội ngũ nhà giáo và ưu tiên phát triển giáo dục vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người.

5. Các vấn đề khác về Giáo dục - Đào tạo.

Đó cũng là thắc mắc của bạn Lê Thu Hương ở ĐH Bách khoa Đà Nẵng "tôi được biết điểm đầu vào của một số trường sư phạm rất thấp chỉ bằng điểm sàn. Vậy có chắc chắn tất cả đội ngũ sư phạm này sau khi đào tạo xong, có đủ chuyên môn giỏi để nâng cao chất lượng giáo dục? Đồng thời, ở rất nhiều trường học, cán bộ giảng dạy được đào tạo từ rất lâu có thể nói không theo kịp sự đổi mới mà vẫn đứng lớp".

"Có nên mạnh dạn đóng cửa và ngừng tuyển sinh cũng như không nên khuyến khích học sinh thi vào các khoa, trường sư phạm để bố trí hết những sinh viên sư phạm và có "chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm" đã ra trường gần chục năm mà chưa có việc làm?", bạn Dương Văn Hành ở Quảng Bình kiến nghị.

Bạn Nguyễn Thị Hóa ở Buôn Mê Thuột thì "xin góp ý nhỏ": Cần thay đổi một số giáo viên dạy yếu có độ tuổi từ 45 trở lên cho về nghỉ theo chế độ để cho các em giáo viên mới ra trường đã được đào tạo các trường chính quy có việc làm và nâng cao chất lượng giáo viên. Hiện nay số giáo viên mới ra trường không có việc làm phải chuyển nghề khác hoặc đang dạy hợp đồng khá nhiều. Bộ trưởng cần có thống kê chính xác để nâng cao chất lượng giảng dạy trong các cấp học phổ thông".

"Cần loại bỏ các giáo viên có trình độ kém và nên kiểm tra chặt chẽ lực lượng cán bộ giảng dạy tại các trường đại học tư thục, tránh tình trạng "treo đầu dê bán thịt chó" là đề xuất của bạn đọc Lê Thế Trung.

Sau khi nhận xét "có vẻ Bộ trưởng không đủ dũng cảm để đưa ra giải pháp đủ mạnh để chữa trị căn bệnh trầm kha của nền giáo dục nước nhà", bạn Nguyễn Đức Toàn ở  Đà Nẵng "bắt mạch": " Tâm bệnh của giáo dục là quản lý và thanh lọc đội ngũ người thầy", rồi "kê đơn": Nếu không có giải phápchấn chỉnh đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên thì không thể làm gì được. Cần cương quyết loại bỏ những người không đủ năng lực và phẩm chất đạo đức dù họ là ai, ở cương vị nào".

Bức xúc "nở rộ đại học" và "nồi cơm của các trường"

Dù tại phiên họp Quốc hội tháng 10 năm 2008, trước nhiều chất vấn của đại biểu về "nở rộ trường đại học", người đứng đầu ngành giáo dục đã nói rằng "có trách nhiệm của địa phương", nhưng đến thời điểm này, trào lưu "một nhà máy đường, một trường đại học" vẫn là nỗi bức xúc của khá nhiều độc giả.

Bạn Nguyễn Ngọc Dũng (TP.HCM), Thanh Hoàng (ở Thanh Hóa) thắc mắc việc mở quá nhiều trường ĐH dẫn đến tình hình chung là số lượng sinh viên ngày càng nhiều nhưng chất lượng ngày càng thấp do các trường không đảm bảo được chất lượng giảng dạy.

Phụ huynh chờ con trong kỳ thi ĐH 2009. Ảnh: Lê Anh Dũng
Phụ huynh chờ con trong kỳ thi ĐH 2009. Ảnh: Lê Anh Dũng

Quyết liệt hơn, bạn Hoàng Ngọc Hùng ở 138B Giảng Võ (Hà Nội) chất vấn: "Tại sao Bộ trưởng không tập trung nguồn lực xây dựng một số lượng nhất định các trường công lập? Tại sao Bộ trưởng không làm được việc là chỉ cho thành lập các trường ĐH,CĐ tư thục đủ đầy cơ sở vật chất?"

"Lời trần tình" của độc giả Nguyễn Hải, Hà Nội càng minh chức cho bức xúc của nhiều người về hiện tượng bát nháo trong đào tạo liên kết, tại chức.

"Tôi là giáo viên một trường CĐ chuyên nghiệp, thường xuyên đi dạy các lớp tại chức ở trường, bên ngoài, và "đánh quả" ở các trung tâm. Cũng như hầu hết các giáo viên đã từng đi dạy tại chức khác, tôi thấy việc dạy và học tại chức hiện nay là bất cập nhất trong lịch sử của phương thức đào tạo này".

Bạn Hải cho rằng, cần mạnh dạn  xóa bỏ hoàn toàn hệ đào tạo này."Nếu chưa làm được việc đó ngay thì nên quản lý chặt chẽ hơn"

Nhắc lại lời Bộ trưởng "đào tạo tại chức là nồi cơm của các trường ĐH", bạn Nguyễn Đức Ky truy vấn: "Nhiều ĐH đào tạo tại chức lớn hơn chính quy, chất lượng học viên tồi nhưng đây là những người  đang nắm nhiều vị trí lãnh đạo. Bộ đã có biện pháp gì chấn chỉnh? Nếu không, Bộ có cảm thấy mình thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng?"

"Bộ cần phải ngồi lại mạnh dạn chỉ ra các khuyết điểm của mình"

Ngồi lại, chỉ ra khuyết điểm của mình, cần có chiến lược chiến lược phát triển lâu dài. Ngưòi sau lên thay người trước phải cam kết thực hiện những việc của người trước đưa ra và thực hiện nghiêm túc. Cần có việc làm cụ thể, không nên khẩu hiệu nữa, đề ra kế hoạch thì phải làm đến nơi đến chốn, rốt ráo và phải có tổng kết và công khai và đánh giá chất lượng công việc.

Góp ý của bạn Trọng Dân, một giảng viên ĐH ở TP.HCM) không chỉ là những "gạch đầu dòng" của cá nhân gửi tới buổi đối thoại sẽ diễn ra trong 4 giờ đồng hồ mà còn là tâm nguyện của nhiều bạn đọc cho cả "hành trình đổi mới giáo dục".

Cụ thể hơn, Bộ GD-ĐT cần phải trao quyền, để Hiệu trưởng tự lo cho chính bản thân họ và tập thể. Bộ chỉ là cơ quan quản lý nhà nước thực thi, đề ra các chính sách, định hướng phát triển giáo dục và kiểm tra, giám sát chứ không phải là cơ quan chỉ việc cho các trường.

Ở góc nhìn khác, bạn Lê Thế Trung (Hà Nội) nêu ý kiến: "Quản lý giáo dục miễn sao là người có đầu óc và tập hợp những người tài giúp mình đề ra các chính sách nhằm phát triển nền giáo dục. Cần quy trách nhiệm cho những người đứng đầu, không nên đổi lỗi cho ai".

Còn bạn Lê Nam (Hà Nội) thì đề xuất sự đổi mới thiết thực nhất là bỏ thói làm việc cửa quyền ở Bộ, bởi "nếu còn những nhân viên cửa quyền, việc hô hào quản lý đào tạo, quản lý chất lượng chỉ có ý nghĩa hình thức, chạy theo thành tích".

"Muốn đổi mới giáo dục một cách toàn diện, đồng bộ, việc đầu tiên phải nâng cao phẩm chất hiến dâng của đội ngũ cán bộ cấp cao, một mình ngành giáo dục cũng không thể làm được. Phải sử dụng và trọng dụng đãi ngộ nhân tài, có tâm huyết trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục" - bạn đọc Nguyễn Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) "chốt" lại đề xuất.

"Giáo viên nêu gương’?

Do sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phát triển của xã hội, vấn đề rèn luyện kỹ năng sống và đạo đức trở lên rất quan trong. Để làm đựơc điều này, không phải môt vài thành viên trong trường mà phải cần sự nỗ lực của tập thể. Mỗi giáo viên phải có lối sống tốt, tinh thần trách nhiệm cao, thương học trò. Muốn vậy, phải đảm bảo mức lương đủ để mỗi giáo viên đảm bảo được cuộc sống.

(Phạm Công Danh - Hà Nam)

Bộ GD-ĐT không tiếp thu?

Nước ta làm giáo dục theo kiểu "không giống ai" và lạc hậu. Rất nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia giáo dục, các giáo sư (thật sự) và nhân dân góp ý với ngành giáo dục nhưng hầu như Bộ GD-ĐT không tiếp thu, cứ cách cũ mà làm và loay hoay tìm cách cải tiến thi cử. Xin ý kiến của Bộ trưởng về nhận định này ?

(Phan Ca - Hải Phòng)

Ngành giáo dục lúng túng?

Ngành giáo dục liệu có lúng túng khi mà chủ trương đề ra như là những khẩu hiệu mỗi khi có năm học mới? Kêt quả thật của nó ra sao khi mà nhiều giáo viên và cán bộ quản lý chưa thấy được rằng họ cần đổi mới. Sự suy thoái đạo đức, nếp sống của cán bộ và giáo viên là cản trở chính. Việc "chống đọc chép"sẽ có biến thái mới.

(Nguyễn Bình - Hà Nội)

"Chưa chuyển biến mạnh vì tính bảo thủ của giáo dục"?

Với vai trò là người đứng đầu ngành giáo dục trong 4 năm qua, rất nhiều chủ trương lớn, nhiều giải pháp có tính cấp bách và lâu dài đã triển khai. Kết quả đạt được như thế nào? Tôi cảm nhận được rắng Bộ trưởng là người quản lý có tâm, dám đổi mới, nhưng chưa có sự chuyển biến đi lên mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà.

Nếu những điều tôi cảm nhận là đúng thì xin hỏi Bộ trưởng đâu là nguyên nhân? Phải chăng chưa có được sự đồng thuận vì tính bảo thủ đã ăn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm của một bộ phận nhân dân trong đó có những người làm công tác giáo dục?

(Thanh Tuấn)

"Vẫn có người dám nói thẳng, nói thật"

Đọc bài Bộ trưởng có cách nào loại bỏ ’sư giả’?, tôi thấy rất phấn khởi vì trong tình hình hiện nay ,vẫn còn có những người dám nói thẳng, nói thật với lãnh đạo cấp trên.

Điều đó rất có ý nghĩa bởi vì nó là một kênh thông tin quan trong không chỉ cho cán bộ lãnh đạo mà còn cho toàn xã hội biết được tình thực tế của cơ sở.

Tôi biết ,trong xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc nhưng không ai dám nói ra bởi không tin là những điều họ nói có được xem xét và giải quyết, hoặc sợ mất quyền lợi.

(Nguyễn Huy Tiến - Gia Lâm, Hà Nội)

Theo Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.