Kinh doanh mua bán nợ: Rào cản pháp lý đã thông thoáng hơn!

VAMC được thành lập và hoạt động theo Nghi định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ và các Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định mua bán nợ xấu của các TCTD.
VAMC được thành lập và hoạt động theo Nghi định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ và các Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định mua bán nợ xấu của các TCTD.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với việc Quốc hội ban hành Luật đầu tư số 61/2020/QH14, hoạt động kinh doanh mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Trao đổi về vấn đề đang được dư luận quan tâm, Bộ Tài chính cho biết, quy định hiện nay đã tháo gỡ các rào cản pháp lý để hoạt động kinh doanh mua bán nợ được thực hiện thông thoáng hơn.

Trước đây, Luật Đầu tư năm 2014 quy định hoạt động kinh doanh mua bán nợ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hướng dẫn thi hành Luật, ngày 01/7/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

Cụ thể, tại Điều 9 Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính: Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; Hướng dẫn thi hành Nghị định.

Quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 53/2017/TT-BTC ngày 19/5/2017 hướng dẫn thi hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP và thực hiện quản lý giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thông qua báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Năm 2021, Quốc hội ban hành Luật đầu tư số 61/2020/QH14, trong đó quy định hoạt động kinh doanh mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư trong đó có quy định bãi bỏ Nghị định số 69/2016/NĐ-CP.

“Như vậy, Nghị định 69/2016/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành. Căn cứ quy định nêu trên, ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hoạt động kinh doanh mua bán nợ được thực hiện như một ngành nghề kinh doanh dịch vụ thông thường theo quy định hiện hành (không có hạn chế đối với ngành nghề này). Quy định hiện nay đã tháo gỡ các rào cản pháp lý để hoạt động kinh doanh mua bán nợ được thực hiện thông thoáng hơn…” - Đại diện Bộ Tài chính cho hay.

Về hoạt động bán nợ, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay có nhiều doanh nghiệp thực hiện và mỗi nhóm doanh nghiệp có khuôn khổ pháp lý hoạt động khác nhau.

Cụ thể, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thương mại (AMCs) để mua bán nợ của các Tổ chức tín dụng (TCTD), thành lập theo Quyết định 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ;

Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), được thành lập, tổ chức và hoạt động Nghị định 129/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/10/2020, thực hiện mua bán nợ của các doanh nghiệp nhà nước;

Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ và các Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định mua bán nợ xấu của các TCTD;

Đối với các tổ chức, cá nhân khác thì theo Luật đầu tư sửa đổi thì hoạt động kinh doanh mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện; do đó, việc kinh doanh mua, bán nợ sẽ được điều chỉnh chung theo quy định pháp luật dân sự và pháp luật doanh nghiệp (đối với các công ty mua bán nợ).

Liên quan đến việc thành lập thị trường mua bán nợ, Bộ Tài chính cho biết, tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP Chính phủ không giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính chủ trì, nghiên cứu đề xuất việc thành lập thị trường mua bán nợ tại Việt Nam và giao dịch mua bán nợ.

"Năm 2020, Bộ Tài chính cũng đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ rà soát về khuôn khổ pháp lý về hoạt động mua, bán nợ và đã kiến nghị các Bộ ngành có liên quan quan tâm đến các định chế nêu trên…” - Đại diện Bộ Tài chính cho hay.

Đọc thêm

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.