“Kim chỉ nam” để văn hóa Việt Nam phát triển

 Phát triển văn hóa, con người Việt Nam để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau đúng 75 năm kể từ ngày Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức, hôm nay (24/11) diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Sự kiện được ví như Hội nghị Diên Hồng về văn hóa Việt.

“Sợi chỉ đỏ” xuyên suốt dòng chảy văn hóa

Theo dòng lịch sử, năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Đây là cương lĩnh về văn hóa đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quan điểm của Đảng về vị trí của văn hóa đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trước cách mạng, nhiều trí thức, văn nghệ sỹ ít nhiều cảm thấy bế tắc trong sáng tạo, nhưng khi bắt gặp tư tưởng cứu quốc “Tổ quốc trên hết” trong Đề cương văn hóa họ đã hăng hái đi theo cách mạng và kháng chiến.

Những luận điểm của Đề cương này đã được soi tỏ và được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát hóa thành chân lý có giá trị vô cùng sâu sắc: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ” tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất diễn ra ngày 24/11/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đại diện cho phong trào văn hóa toàn quốc thời bấy giờ.

Tiếp đó, Hội nghị Văn nghệ toàn quốc được tổ chức từ ngày 23 đến 25/7/1948. Hơn 80 đại biểu của các ngành văn học, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, mỹ thuật từ các nẻo đường kháng chiến đã về dự, chính thức thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam. Sau Hội nghị, các văn nghệ sỹ nô nức đi vào cuộc kháng chiến với khẩu hiệu “Cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt…”. Sau đó, do điều kiện chiến tranh, hình thức hội nghị văn hóa toàn quốc không còn được tổ chức, nhưng quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa tiếp tục xây dựng, bổ sung, phát huy trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII nêu rõ chủ trương “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Lần đầu tiên Đảng khẳng định “Văn hóa là sức mạnh nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”. Quan điểm này là định hướng cơ bản cho phát triển bền vững đất nước, nếu không sẽ có những lệch lạc về tư tưởng, khủng hoảng xã hội.

Năm 2014, công nghiệp văn hóa được chính thức đề cập trong Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị. Đây là bước tiến mới trong nhận thức lý luận và thực tiễn. Với quan điểm mới này, giá trị, bản sắc văn hóa không chỉ là tài nguyên vô giá, tạo ra doanh thu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn củng cố “sức mạnh mềm” giúp nâng cao thương hiệu vùng miền, quốc gia.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng mới đây đã xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Có thể thấy, từ năm 1943 luận điểm về vai trò quan trọng của của “sức mạnh mềm” văn hóa đã trở thành nguyên tắc chi phối, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài và là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, lòng yêu nước, yêu hòa bình, đoàn kết, nhân ái, ý chí tự cường và khát vọng cống hiến đã đưa đất nước vượt qua bao gian nan, thử thách và tiếp tục tạo thành “căn cước văn hóa” của quốc gia trong thời kỳ hội nhập.

Tạo vị thế riêng cho văn hóa Việt

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 sẽ đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị sẽ rút ra những bài học thành công, cũng như nhìn thẳng vào các khuyết điểm, yếu kém trong phát triển văn hóa, xây dựng con người, đồng thời đưa ra những quan điểm, chủ trương mới về văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trao đổi với truyền thông trước thềm Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết, Hội nghị sẽ là “kim chỉ nam” để tiếp tục đưa văn hóa Việt Nam phát triển, tiếp tục tạo ra vị thế riêng và hòa vào dòng chảy của thời đại.

“Từ thực tế sinh động và biến đổi phức tạp, muôn hình muôn vẻ của đời sống văn hóa hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục đổi mới và chú trọng những vấn đề then chốt. Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển vững mạnh với mục tiêu hướng về phục vụ cho lợi ích của số đông, môi trường được bảo vệ, với một nền chính trị lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch, văn hóa Việt Nam chắc chắn sẽ đóng góp xứng đáng với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, được xây dựng và phát triển vững chắc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” - Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, vai trò của văn hóa càng được đặc biệt quan tâm. Mới đây, trong bài viết của mình, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, một trong những nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam đã nhấn mạnh: “Ngoại giao văn hóa có thể mở đường cho cả ngoại giao kinh tế và chính trị”.

Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, cần phải thấy rằng ngoại giao văn hóa có thể mở đường cho cả ngoại giao kinh tế và chính trị, đây là ba trụ cột chính khẳng định vị thế và tầm ngoại giao của một quốc gia. Xung quanh vấn đề này sẽ phải xác định, khi làm ngoại giao văn hóa cần phải có chính sách và biện pháp như thế nào đối với vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

“Tôi cho rằng khái niệm bản sắc cần được hiểu đây vừa là cố định, vừa biến đổi và bổ sung qua thời gian, hoàn cảnh và hành trình trải nghiệm của dân tộc. Bản sắc phức tạp hơn và phức hợp hơn, nó như chuỗi giá trị, là sợi chỉ đỏ không đứt gãy, nhưng cái bao bọc xung quanh, hình thức bao bọc có thay đổi với thời đại. Chỉ cần có cái hồn dân tộc thì ta khẳng định bản sắc, không nhất thiết phải giữ nguyên một hình thức lỗi thời không phù hợp.

Cho nên ngoại giao văn hóa chính là một dạng “kim chỉ nam” về cách hội nhập. Bản sắc không nên hiểu theo cách xơ cứng, mà đó là cái hồn xuyên suốt với những cái bao bọc và hình thức sẽ uyển chuyển với thời gian, theo hoàn cảnh và địa điểm. Cộng đồng người Việt/gốc Việt ở nước ngoài cũng đóng góp cho việc phát huy và vun đắp thêm cho bản sắc Việt Nam”, theo bà Ninh.

Đọc thêm

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút
(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.