Kiểm soát gây nuôi động vật hoang dã trong đại dịch

Lực lượng chức năng kiểm tra, hướng dẫn cơ sở gây nuôi Hươu sao ở Lục Ngạn, Bắc Giang.
Lực lượng chức năng kiểm tra, hướng dẫn cơ sở gây nuôi Hươu sao ở Lục Ngạn, Bắc Giang.
(PLVN) - Luật pháp trong nước và quốc tế không cấm hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã (ĐVHD), kể cả các loài nguy cấp. Tuy nhiên, các chính sách, tiêu chuẩn đặt ra đối với gây nuôi ĐVHD đã đủ để kiểm soát và phòng tránh nguy cơ dịch bệnh trong khi đại dịch Sars-CoV-2 được xác định khởi nguồn từ ĐVHD?

Thẩm quyền quản lý gây nuôi ĐVHD

Các hoạt động gây nuôi ĐVHD có từ rất lâu (trước những năm 1980), khá phổ biến tại Việt Nam. Trong đó có nhiều loài động vật quý, hiếm đã và đang được các tổ chức, cá nhân nuôi sinh sản phục vụ mục đích thương mại với khoảng 18.000 cơ sở gây nuôi từ quy mô hộ gia đình đến quy mô công nghiệp, trên 100 loài thuộc các lớp thú, chim, bò sát được nhân nuôi ở các trang trại theo quy mô khác nhau trên cả nước.  Số cá thể ĐVHD gây nuôi lên đến hàng triệu con. Một số loài được nuôi phổ biến như hươu sao, lợn rừng, khỉ đuôi dài, cá sấu nước ngọt, trăn đất, trăn gấm, các loài rắn hổ mang thường, rắn hổ mang chúa…

Các cơ sở nuôi ĐVHD tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (70%), đặc biệt là miền Đông và miền Tây Nam bộ. Một số loài được nuôi ở quy mô công nghiệp như 10 cơ sở nuôi cá sấu nước ngọt đã đăng ký quốc tế, năng lực sản xuất hằng năm gần đây đạt trên 120 nghìn cá thể, hàng trăm nghìn cơ sở nuôi trăn với năng lực sản xuất lên đến 200 nghìn cá thể/năm. 10 năm gần đây, đã có hơn 1 triệu tấm da trăn được xuất khẩu. Một số cơ sở nuôi khỉ đuôi dài có năng lực sản xuất trên 10 nghìn cá thể/năm.

Việc quản lý ĐVHD nói chung, trong đó có hoạt động gây nuôi ĐVHD nói riêng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) như Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Chăn nuôi 2018 và Luật Thủy sản 2017 và được cụ thể hóa tại 3 nghị định. Kèm theo đó là các chế tài xử lý vi phạm từ hành chính đến hình sự các hoạt động săn bắt, tàng trữ, vận chuyển, nuôi nhốt…

Hoạt động nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm có sự tham gia quản lý của các cơ quan sau: Đối với các loài thủy sinh, Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định các loài Phụ lục II CITES do cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh kiểm tra, cấp mã số cơ sở nuôi. Đối với các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II Phụ lục II CITES, hoạt động nuôi do cơ quan kiểm lâm địa phương kiểm tra cấp mã số cơ sở nuôi. 

Đối với các loài ĐVHD Nhóm I theo quy định của Chính phủ và loài thuộc Phụ lục I CITES, hoạt động nuôi sinh sản, sinh trưởng sẽ do cơ quan quản lý CITES Việt Nam kiểm tra, cấp mã số. 

Theo Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT, đối tượng phải thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản là: “động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên hoặc gây nuôi trong nước; động vật rừng, sản phẩm của động vật rừng nhập khẩu thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm”. Thẩm quyền xác nhận hồ sơ là cơ quan kiểm lâm sở tại.

Đối với hoạt động khai thác từ tự nhiên, nuôi vì mục đích bảo tồn loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh trong việc cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học cũng như cấp giấy vận chuyển mẫu vật các loài này.

Hoàn thiện “lỗ hổng” pháp luật

Tại buổi tọa đàm “Gây nuôi ĐVHD trong bối cảnh lan truyền dịch bệnh và áp lực bảo tồn loài” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức mới đây, TS. Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cho biết, hiện hệ thống văn bản QPPL còn nhiều chồng chéo, một số quy định còn bất cập, gây khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm về buôn bán, vận chuyển trái phép và tạo ra lỗ hổng pháp lý mà tội phạm về ĐVHD lợi dụng. Bên cạnh đó, nhu cầu tăng của thị trường thúc đẩy hoạt động gây nuôi trái pháp luật ĐVHD.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature nhấn mạnh, tình trạng chăn nuôi không đảm bảo điều kiện kỹ thuật cũng được ghi nhận khi các trang trại gây nuôi hỗn hợp các loài ĐVHD với điều kiện chăm sóc thú y rất kém và hầu như không biết về nguồn bệnh tiềm ẩn luôn đe dọa vật nuôi.

Để giải quyết các khó khăn trong quản lý nuôi ĐVHD, theo các nhà khoa học, cần có các biện pháp kiểm soát, hạn chế tác động, nguy cơ, rủi ro lây nhiễm từ ĐVHD sang người; nghiên cứu đánh giá đầy đủ hơn về các khía cạnh như bảo tồn, sức khỏe cộng đồng để có chính sách phù hợp. Cần hoàn thiện và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản QPPL, cơ chế, chính sách. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu nuôi ĐVHD trên cả nước, minh bạch hóa thông tin, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để hạn chế việc lưu thông ĐVHD săn bắt ngoài tự nhiên.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Bão Yinxing đã đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay (8/11), bão YINXING đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.