Kì thi THPT Quốc gia 2019: Liệu có hạn chế được tiêu cực?

 Nếu ĐH ồ ạt thi riêng, sẽ  vất vả cho thí sinh (ảnh minh họa: Thí sinh sau kỳ thi THPT quốc gia 2018).
Nếu ĐH ồ ạt thi riêng, sẽ vất vả cho thí sinh (ảnh minh họa: Thí sinh sau kỳ thi THPT quốc gia 2018).
(PLO) -Trong văn bản trả lời ý kiến cử tri về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học vừa qua, Bộ GD-ĐT cho biết, nhằm khắc phục bất cập trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Bộ đã chỉ đạo toàn ngành rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật đảm bảo giám sát chặt chẽ, minh bạch đối với tất cả khâu của kỳ thi. Bộ cũng sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi đảm bảo đáp ứng mục đích, tính phân hóa hợp lý…

Không còn những câu hỏi quá khó

Bộ GD-ĐT cho hay, thực hiện Nghị quyết số 104/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018, Bộ GD-ĐT đã tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2018. Trên cơ sở đó, bộ đề ra chủ trương giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh ĐH-CĐ trong năm 2019 và các năm tiếp theo cho đến khi áp dụng đầy đủ chương trình giáo dục mới với những điều chỉnh kỹ thuật từ việc nghiêm túc rút kinh nghiệm công tác tổ chức thi, tuyển sinh 2018, nhất là khâu chấm thi.

Trước mắt, Bộ GD-ĐT tập trung rà soát, đánh giá nghiêm túc, xử lý kịp thời những tiêu cực và hạn chế bất cập xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch đối với tất cả các khâu của kỳ thi. Sửa đổi, bổ sung quy chế thi, quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, các trường đại học, của các cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi và chế tài xử lý đối với các đối tượng tham gia kỳ thi.

Đồng thời Bộ GD-ĐT tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi đáp ứng tốt hơn mục đích, yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó tập trung khắc phục việc nội dung đề thi có một số câu quá khó, đảm bảo đề thi phù hợp hơn với tính chất của kỳ thi THPT quốc gia và thời gian làm bài của thí sinh.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ tăng cường công tác phối hợp, nhất là vai trò giám sát của các trường ĐH-CĐ trong tổ chức thi, đồng thời thực hiện nguyên tắc các trường ĐH-CĐ không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương nơi trường đặt trụ sở;

Về chấm thi, Bộ sẽ hoàn thiện phân hệ quản lý phách độc lập trong phần mềm quản lý thi để tăng cường tính bảo mật trong chấm thi tự luận; hoàn thiện phần mềm chấm trắc nghiệm để vừa đảm bảo chấm thi thuận lợi, vừa ngăn ngừa nguy cơ gian lận và hỗ trợ phát hiện sai phạm trong chấm thi. Cải tiến phương thức tổ chức chấm thi để tăng cường tính chính xác, khách quan của kết quả thi.

Theo đó, sẽ tổ chức chấm theo cụm hoặc chấm chéo bài thi giữa các tỉnh, bảo đảm nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm bài thi của thí sinh tỉnh mình. Nâng cao chất lượng tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi cho các đối tượng tham gia kỳ thi; tăng cường ứng dụng các thiết bị kỹ thuật vào tổ chức thi, bố trí các phương tiện kỹ thuật cao (như camera) giám sát quá trình chấm thi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo hướng thực chất và hiệu quả hơn.

Về công tác tuyển sinh năm 2019, Bộ GD-ĐT khẳng định cơ bản giữ ổn định như năm 2018, trong đó, tăng cường tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyển sinh; tiếp tục phối hợp với các tỉnh xác định nhu cầu sử dụng giáo viên, khảo sát việc làm của sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp để làm căn cứ giao chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm theo nhu cầu sử dụng.

Học sinh bị cuốn vào nhiều kỳ thi?

Kì thi THPT quốc gia 2018 từ ngày 25-27/6/2018, cả nước có hơn 900.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ngày 11/7, Bộ GD-ĐT công bố điểm thi, dư luận bất ngờ khi Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình có số thí sinh đạt điểm giỏi tăng đột biến, trong khi điểm trung bình các môn của thí sinh hai tỉnh thuộc diện thấp nhất cả nước.

Công an vào cuộc, xác định Hội đồng thi của 3 tỉnh trên có nhiều sai phạm, nhiều cán bộ đã bị khởi tố và tạm giam. Sau cú sốc gian lận “vô tiền khoáng hậu” ấy, Bộ GD-ĐT đã có những điều chỉnh, với công bố không còn kì thi “hai trong 1”, nghĩa là vừa lấy điểm xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm xét ĐH. Vậy khi không còn kì thi “2 trong 1” các trường ĐH sẽ tuyển sinh ra sao?

Nói về phương án tuyển sinh năm tới, nhiều trường ĐH cho biết, Bộ chưa có văn bản chính thức nào về phương án tuyển sinh năm 2019, do đó các trường chưa có cơ sở để bàn bạc cho phương án tuyển sinh. Các trường phải đợi phương án chính thức rõ ràng của Bộ mới có thể quyết định.

Bởi thế rất khó để nói trường sẽ tuyển sinh như thế nào, có dựa vào kết quả thi THPT quốc gia như năm trước hay không, bởi còn tùy thuộc vào độ khó của đề thi đến đâu. Nếu kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc thì vẫn có thể sử dụng một phần kết quả, còn không, các trường sẽ phải xây dựng đề án tuyển sinh riêng. Còn việc sử dụng bao nhiêu phần trăm kết quả thi THPT quốc gia thì cần phải xem xét.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia từ khi tổ chức đến nay vẫn phục vụ cả 2 mục đích, vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển CĐ, ĐH: “Năm nay Bộ thay đổi, chủ trương phục vụ chính cho việc xét công nhận tốt nghiệp thì cũng sẽ phải thay đổi quy chế thi THPT quốc gia, không còn mục đích xét tuyển CĐ, ĐH. Việc này cũng sẽ đặt ra những thách thức cho các trường CĐ, ĐH. Trong bối cảnh ấy, các trường sẽ tuyển sinh như thế nào? 

Lý tưởng nhất thì nên có một cuộc thi đánh giá năng lực độc lập do Trung tâm khảo thí của Bộ tổ chức, để từ đó các trường lấy kết quả xét tuyển. Nhưng khi chưa có, các trường sẽ phải tự tính. Năm nay, mỗi trường sẽ đều phải nghĩ đến việc sẽ tuyển sinh như thế nào, có tổ chức thi đánh giá năng lực hay không, tận dụng kết quả thi đánh giá năng lực của một số trường hay tiếp tục sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, mặc dù kỳ thi này không còn mục tiêu quan trọng là xét tuyển CĐ, ĐH”. Tuy vậy, TS Lê Trường Tùng dự đoán rằng sẽ vẫn có nhiều trường sử dụng phương án này, rất ít trường đứng ra tổ chức thi riêng, hoặc sẽ chỉ kiểm tra thêm một số môn.

Còn PGS. TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, từ năm 2015 đến nay, kết quả của kỳ thi THPT quốc gia vừa được sử dụng xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển ĐH. Hầu hết các trường đều sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển CĐ, ĐH. Đến giờ ĐH Bách khoa Hà Nội cũng chưa có bất cứ phương án nào vì chưa biết rõ cách thức cũng như định hướng đề thi.

Nếu như đề thi chỉ để xét tốt nghiệp thì có thể phân hóa được thí sinh hay không, nếu vậy các trường buộc phải tổ chức thi riêng. Nếu phân hóa được thì các trường vẫn có thể sử dụng kết quả đó. Chẳng hạn như có thể xem kết quả thi THPT quốc gia mới chỉ là điều kiện sàng lọc ban đầu. Sau đó nhà trường sẽ tổ chức một kỳ thi khác gọn nhẹ để phân hóa, chọn tiếp những thí sinh phù hợp. 

Nhiều ý kiến cho rằng dù Bộ GD-ĐT sẽ thiết kế lại đề thi, chấn chỉnh lại mục đích kì thi song kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 không có đổi mới đột phá. Bởi nếu kết quả thi không đủ độ tin cậy, các trường đại học sẽ ồ ạt tổ chức kỳ thi riêng. Khi đó, các em bị cuốn vào nhiều kỳ thi khác ngay sau thi tốt nghiệp, sẽ rất tốn kém và làm khổ thí sinh. 

Dù nhiều lãnh đạo các trường ĐH đều bày tỏ, nếu chủ động trong tuyển sinh thì trường nào cũng muốn, nhưng hiện giải pháp đưa ra chỉ là để hạn chế tiêu cực chứ chưa có cải tiến. Và các chuyên gia giáo dục đều chung quan điểm, dù có thay đổi, điều chỉnh ra sao thì vấn đề cốt yếu là ở con người. Sẽ không có phương pháp nào tốt nhất để loại bỏ tiêu cực, chỉ có khi nào ngành Giáo dục không còn chạy theo thành tích và nhà trường là nơi dạy người, dạy nghề thật sự thì mới mong những thế hệ sinh viên sau này trưởng thành và không vướng bận vào điểm số…

Cần tính đến việc xét tốt nghiệp THPT cho học sinh như thế nào cho hiệu quả

Trao đổi với báo chí, TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên PGĐ Đại học Quốc gia TP HCM cũng cho rằng, thay đổi mục tiêu ra đề là phù hợp với nhu cầu thực tế vì một đề thi không thể nào hoàn thành tốt cùng lúc 2 nhiệm vụ xét tốt nghiệp phổ thông và xét tuyển đại học. Nhưng, về lâu dài cần tính đến việc xét tốt nghiệp THPT cho học sinh như thế nào cho hiệu quả.

Hiện nay công thức tính kết quả xét tốt nghiệp phổ thông gồm 50% điểm trung bình lớp 12 và 50% kết quả thi THPT quốc gia. Tổ chức một kỳ thi quốc gia chỉ để phục vụ 50% kết quả xét tốt nghiệp là lãng phí và chưa thực sự hiệu quả.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.