Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Thầy trò, phụ huynh căng thẳng

Năm 2019, chỉ có 62% thí sinh vào lớp 10 THPT công lập. Ảnh minh họa
Năm 2019, chỉ có 62% thí sinh vào lớp 10 THPT công lập. Ảnh minh họa
(PLO) - Tuần qua, Sở GD-ĐT Hà Nội chính thức chốt phương án thi tuyển sinh lớp 10 năm 2019 cũng như cách thức ra đề nhằm tránh gây áp lực quá lớn đến học sinh sau khi thay đổi phương án thi cũ đã duy trì nhiều năm nay. Theo đó, kì thi 2019 sẽ đẩy lên sớm hơn so với mọi năm và chỉ có khoảng 62% thí sinh có cơ hội vào THPT công lập…

Đề thi không đánh đố?

Thí sinh sẽ phải dự thi đủ bốn bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư; trong đó, bài thi thứ tư được lựa chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư dự kiến sẽ được công bố vào tháng 3/2019. Như vậy, ngay từ đầu năm học, không chỉ 4 môn thi (gấp đôi so với các năm trước) mà học sinh sẽ phải xác định ôn luyện đủ 9 môn…

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội cho biết, đây là phương án được Sở GD-ĐT chốt lại để trình UBND TP phê duyệt sau khi lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các em học sinh, cha mẹ học sinh, các phương tiện truyền thông và nhân dân Thủ đô.

Giải đáp băn khoăn liệu với phương án thi mới học sinh có phải chịu áp lực quá mức khi ôn thi, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết chương trình giáo dục THCS hiện nay đòi hỏi học sinh phải học đủ các môn học Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ và một số môn khác như Công nghệ, Giáo dục thể chất (Thể dục), Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học.

Do đó theo ông Toản thì: “Học sinh phải dự thi bốn trong số 14 môn học, như vậy học sinh không phải thi quá nhiều môn, không quá tải”. Bởi Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, phương án tuyển sinh vào lớp 10 mới sẽ tác động tích cực để học sinh học tất cả các môn, đặc biệt năng lực Ngoại ngữ của học sinh phổ thông Hà Nội được nâng cao, đáp ứng đề án nâng cao năng lực Ngoại ngữ ở trường phổ thông của Bộ GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế.

Ông Phạm Quốc Toản cho biết thêm: “Để giảm áp lực ôn thi cho các em học sinh, đối với môn Ngoại ngữ và môn thứ tư, chúng tôi đã quy định rất rõ những yêu cầu về kiến thức kỹ năng, về hình thức đề thi và thời gian tổ chức thi.

Như về hình thức thi, hai môn Ngữ văn và Toán giữ nguyên hình thức thi như những năm trước; với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật. Về yêu cầu kiến thức, kỹ năng, các câu hỏi trong nội dung đề thi môn Ngoại ngữ và môn thứ tư thuộc chương trình THCS, chủ yếu là ở lớp 9, hầu hết ở cấp độ nhận biết, thông hiểu theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn do Bộ GD-ĐT quy định.

Đây là những yêu cầu chỉ tương đương như bài kiểm tra 45 phút hoặc thi học kỳ trên lớp của các em học sinh, đó là những nội dung học sinh được kiểm tra diễn ra hàng ngày, rất quen thuộc, không hề dàn trải, không áp lực. Thời gian thi cũng được tổ chức sớm, ngay từ ngày 2-6 để giúp cho các em học sinh sử dụng được ngay những kiến thức, kỹ năng vừa học. Học sinh chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản trên lớp là có thể làm bài tốt vì đề thi bám theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD-ĐT”.

Ông Phạm Quốc Toản cũng chia sẻ, kế hoạch dạy và học của các trường và của học sinh chưa có gì thay đổi trong năm học 2019-2020, vẫn tuân thủ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD-ĐT được ban hành từ năm 2008. Riêng với các trường ngoài công lập, trường công lập tự chủ, Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép các trường này tuyển sinh bằng cách xét tuyển học bạ hoặc sử dụng kết quả thi do Sở tổ chức. Cách làm này đã áp dụng với mùa tuyển sinh năm 2018 và nhận được sự đồng thuận.

Lo học sinh… trầm cảm

Mặc dù đã được xác định trước với 4 phương án thi được đưa ra trước đó, thế nhưng đa phần học sinh lớp 9 vô cùng lo lắng, bởi hàng ngày việc học vốn đã rất nặng, bài tập nhiều không còn thời gian nghỉ ngơi. Thêm 2 môn thi đồng nghĩa với việc các em phải học, ôn luyện nhiều hơn mới hy vọng giành được suất vé vào trường THPT công lập.

Bởi các em và phụ huynh đều cho rằng, những năm trước, thi vào lớp 10 môn Toán, Ngữ văn đã rất khó, nay lại có thêm 2 môn nữa, nhưng phải ôn đủ 9 môn, vì môn thứ 4 phải cuối tháng 3 mới biết, chỉ trước ngày thi 2 tháng. 

Một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 bày tỏ: “Bước vào năm học chưa lâu, trước khi có phương án thi chính thức, các em đã học rất mệt mỏi rồi. Các em thường xuyên học tới 11-12 giờ đêm, sáng ra đã 7h có mặt ở trường rồi! Trong khi là năm đầu tiên, đề thi cũng chưa biết sẽ ra sao…”.

Chị Hoài Anh, quận Hai Bà Trưng có con đang học lớp 9 cho rằng, việc học của con chị hiện tại đã khá nặng. Riêng việc ôn luyện các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ đã chiếm phần lớn thời gian học của con chị với lịch học dày đặc, vất vả vừa học chính ở trường, vừa đi học thêm. Hầu như con không có chút thời gian rảnh rỗi nào để nghỉ ngơi.

Nếu các năm các học sinh thi hai môn đã học thêm suốt đến cả ca 3 thì nếu phải thi 4 môn này chắc không có thời gian nghỉ mất: “Việc học thêm rất mệt mỏi, bởi các con thường có tâm lý học để thi. Nếu tháng 3 mới biết môn thi thứ 4 liệu có kịp không trong khi đó thi trắc nghiệm nhiều học sinh còn bỡ ngỡ. Học thế chỉ làm khổ học sinh thôi chứ không giải quyết được việc học lệch. Các con sẽ thành cái máy học mà thôi”, chị Hoài Anh bày tỏ.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng  lại cho rằng, áp lực không nằm ở việc thi 2 môn hay 4 môn, mà nằm ở cách ra đề thi. “Quan điểm của tôi là có học thì phải có thi, như vậy mới có kết quả. Dư luận cũng đặt câu hỏi liệu có dẫn đến dạy học thêm tràn lan không, tôi cho rằng, câu chuyện chống dạy học thêm tràn lan là một quá trình và thi cũng là một cách.

Chúng ta hãy thử nhìn xem, với kỳ thi THPT quốc gia khi đổi mới cách thi việc luyện thi, lò luyện không còn nhiều nữa. Vì thế, cần thiết nghiên cứu cách ra đề thi để có thể giảm áp lực thi. Đề thi cần theo hướng rèn kỹ năng, trí tuệ là chính chứ không phải ra đề thi theo hướng học máy móc, thuộc lòng”.

Ở góc độ khác, một thầy giáo bày tỏ, “học sinh năm nay tính ra môn nào cũng phải học. Đang xu thế giảm nhẹ thi cử mà năm nay lại làm nặng nề quá. Làm thế này lại phải học thêm nhiều. Trong khi phụ huynh ai cũng muốn con vào trường tốt, nên đầu tư và yêu cầu các con quá cao nên gây áp lực lớn. Chỉ lo học sinh trầm cảm, chán nản vì thi kém.

Mà tuổi này các con không chịu được áp lực nên dẫn đến nhiều chuyện đáng tiếc. Còn các thầy cô thì sợ kết quả ảnh hưởng đến công việc. Nên thầy cô nào cũng ép học sinh học môn mình. Thế là học sinh thành một cái máy học để thi. Thi xong cũng chả có gì trong đầu”…

Hiện tại, Sở chưa công bố đề thi minh họa nên chưa thể đánh giá mức độ khó, dễ. Nhiều thầy cô cho rằng Hà Nội đã thay đổi phương thức thi, nếu cấu trúc đề cũng thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong cách dạy và học khiến học sinh khó thích ứng. Học sinh vẫn phải học đều các môn. Do đó, khó tránh khỏi học thêm. Bởi thực tế, nhiều phụ huynh ngày ép con học 3-4 ca, trong khi có những  lớp học thêm, 10h đêm con chưa làm bài xong, chưa cho về.

Tuy nhiên, các thầy cô cũng khuyên phụ huynh không nên vì quá căng thẳng mà tìm quá nhiều lớp học thêm ép con học. Các phụ huynh cần thông qua kênh giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm lực học của con, chứ không nên sốt ruột chạy đua rồi ép con học thêm quá nhiều lớp, con sẽ không có thời gian tiếp nhận, thậm chí nắm vững kiến thức trên lớp nữa…

Gần 40% thí sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập

Theo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm 2019 của Hà Nội đã được chính thức phê duyệt sớm so với mọi năm, chỉ tiêu công lập vẫn giữ mức 60-62%, giảm khoảng 3.000 học sinh so với năm 2018. Theo đó, năm học 2018-2019, thành phố Hà Nội có hơn 101.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS.

Theo kế hoạch tuyển sinh năm học 2019-2020, tỷ lệ học sinh tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập đạt từ 60% đến 62% số học sinh tốt nghiệp THCS, tỷ lệ học sinh vào các trường THPT tư thục đạt 20%, vào các trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên đạt 10%, số còn lại tham gia học nghề.

Cụ thể, Hà Nội tuyển vào trường THPT khoảng 81.200 đến 83.200 học sinh (giảm từ 3.000-4.000 học sinh so với năm ngoái). Trong đó, các trường công lập tuyển từ 60.900 đến 62.900 học sinh (giảm khoảng 3.000 học sinh so với năm học 2018-2019), các trường ngoài công lập tuyển 20.300 học sinh (tương đương năm học 2018-2019). 

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.