Khung phạt Luật hình sự rộng dễ dẫn đến tùy tiện

Đánh giá về khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu của hình phạt trong các điều luật cụ thể của BLHS, ông Vũ Phi Long, Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, cho rằng: Trong nhiều điều luật có quy định khung hình phạt tiền thì khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa còn khá lớn. Điều này rất dễ dẫn đến sự tùy tiện, không thống nhất áp dụng hình phạt tiền trong những trường hợp phạm tội.

Hội nghị khảo sát thực tiễn 11 năm thi hành Bộ Luật Hình sự (BLHS) năm 1999 vừa được Bộ Tư pháp phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức hôm qua (5/11).

Thứ trưởng Hoàng Thế Liên phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên phát biểu tại hội nghị

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, hội nghị đã tập trung thảo luận các vấn đề về tình hình thi hành và hiệu quả việc thi hành BLHS 1999; những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng BLHS trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm; những điều, khoản của BLHS ít được áp dụng trên thực tế; những loại hành vi vi phạm mới cần xử lý hình sự nhưng chưa được quy định trong BLHS; tình hình áp dụng các biện pháp tư pháp, nhất là các biện pháp tư pháp đối với tội phạm chưa thành niên, việc áp dụng hình phạt tử hình…

Đánh giá về khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu của hình phạt trong các điều luật cụ thể của BLHS, ông Vũ Phi Long, Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, cho rằng: Trong nhiều điều luật có quy định khung hình phạt tiền thì khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa còn khá lớn. Ví dụ: tại Khoản 1, Điều 172, BLHS, mức tối thiểu của hình phạt tiền là 50 triệu đồng, mức tối đa là 1 tỷ đồng (khoảng cách là 20 lần). Điều này theo ông Long rất dễ dẫn đến sự tùy tiện, không thống nhất áp dụng hình phạt tiền trong những trường hợp phạm tội.

Thiếu Tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP. HCM lại phân tích: Tội đánh bạc quy định tại Điều 148 BLHS, thực tiễn rất khó xác định số tiền, tài sản của các con bạc có phải để sử dụng vào việc đánh bạc hay không. Trên thực tế, nhiều trường hợp bắt quả tang số lượng tiền trên các chiếu bạc rất ít so với số tiền các đối tượng cất, giấu trong người. Nghị quyết 01/2001/HĐTP lại càng gây khó khăn khi hướng dẫn tình tiết tiền bạc, tài sản dùng để ăn thua trong cả ba trường hợp đều phải là thu giữ, kể cả các con bạc thanh toán cho nhau rõ ràng qua ngân hàng...

Tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị Bộ Tư pháp và  các bộ, ngành Trung ương nói chung cần tham mưu sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện bộ luật đáp ứng tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cụ thể hơn về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự; nghiên cứu mở rộng phạm vi chủ thể tội phạm tham nhũng - không chỉ trong khu vực nhà nước mà cả ở khu vực tư nhân để đáp ứng hội nhập quốc tế. Các đại biểu cũng kiến nghị, cùng với việc hạn chế tử hình, nên giảm hình phạt ở một số tội, xem xét lại quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm vị thành niên, mở rộng hình phạt tiền trong tội phạm kinh tế…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên đánh giá cao và ghi nhận những ý kiến đề xuất của các đại biểu.  Thứ trưởng cũng cho rằng, phạt tiền hay phạt tù, BLHS nên “nhân đạo hóa”, ngoài hình phạt tù phải tăng hình phạt tiền một số tội thay thế cho phạt tù, làm thế nào ngắn lại thời gian tù của trẻ nhỏ phạm tội.

Đặng Chung

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.