Không thể không lên tiếng!

Không thể thờ ơ với bạo lực học đường. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Không thể thờ ơ với bạo lực học đường. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Từ thực tế 30 năm công tác giảng dạy ở bậc phổ thông, Thạc sỹ Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An, đồng thời là một chuyên gia giáo dục đã thẳng thắn lên tiếng về tình trạng bạo lực học đường đang nhức nhối hiện nay...

Những sự việc đau lòng

Trong thời gian gần đây, báo chí chính thống đã liên tục đăng tải các vụ bạo lực học đường làm rúng động dư luận, gây tâm lý bất an của giáo viên, phụ huynh, học sinh:

Ngày 27/6/2022, tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, do mâu thuẫn nhau, một nữ sinh lớp 8 bị một nhóm bạn đưa vào nhà vệ sinh hành hung, quay clip đưa lên mạng gây phẫn nộ dư luận.

Ngày 24/10/2022, một clip dài 30 giây ghi lại cảnh một nữ sinh tại thành phố Vũng Tàu bị một nhóm người dùng mũ bảo hiểm tấn công liên tiếp và kéo lê trên đường.

Tháng 10/2022, một học sinh lớp 11 của Trường THCS & THPT Nguyễn Văn Rành, tỉnh Long An bị một nhóm bạn bên ngoài đánh và tử vong.

Tháng 12/2022, một nữ sinh lớp 9 Trường THCS Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa bị bạn nữ cùng trường hành hung, túm tóc, dùng tay đấm vào mặt và nhấn xuống bùn ngay trước cổng trường.

Ngày 26/12/2022, nam sinh lớp 10A6 của Trường THPT Tây Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bất ngờ dùng vật nhọn đâm trọng thương một nam sinh cùng trường.

Ngày 4/4/2023, tại Trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Huế, một học sinh bị bạn đánh tử vong chỉ vì một lý do là trong giờ ra chơi, đi mua thạch dừa ăn, sơ ý để nước thạch dừa chảy vào tay của bạn và vậy là đánh nhau, xô ngã, đầu đập vào bàn học và tử vong...

Một tình trạng không còn hiếm ở các trường phổ thông khi học sinh bị gây áp lực từ phía nhà trường, gia đình, bạn bè đã rơi vào tâm lý hoảng loạn, bế tắc, trầm cảm, nhiều em đã chọn giải pháp tự tử. Rất đau lòng.

Sự việc đau lòng diễn ra gần đây nhất là một nữ sinh lớp 10 của Trường THPT chuyên ĐH Vinh đã thắt cổ tự tử xoay quanh những lý do rất lãng xẹt đã đánh lên một hồi chuông cảnh tỉnh, thức tỉnh.

Với giáo viên, vấn đề bạo lực học đường cũng diễn ra nhiều sắc thái, cử chỉ, hành vi rất đáng lên án. Bên cạnh rất nhiều giáo viên luôn hết lòng vì học sinh thân yêu, thì vẫn còn một bộ phận vi phạm đạo đức nhà giáo dùng và lạm dụng quyền uy của giáo viên để: lấy điểm số để gây sức ép, dọa dẫm, sàm sỡ, gạ tình với học sinh với mức độ nghiêm trọng; chửi bởi, xúc phạm học sinh; bạo hành, tát, đánh đập học sinh. Có nhiều giáo viên còn lên mạng xã hội đăng tải, chia sẻ nhiều nội dung sai lệch, trái với quy định của ngành và pháp luật của Nhà nước, gây nên sự bức xúc trong dư luận xã hội, làm phương hại đến văn hóa nhà trường, đến hình ảnh người giáo viên nhân dân.

Ngày 14/4/2023, tại Trường THPT dân lập Herman Gmeiner, TP Hồ Chí Minh, một giáo viên là giám thị của trường đã yêu cầu 8 học sinh nam cởi đồ khi nghi ngờ học sinh mang thuốc lá điện tử vào trường. Đây là một bài học đắt giá trong cách hành xử cho những người giáo viên khi vừa bước chân vào con đường sư phạm...

Theo Khoản 5 Điều 2 của Nghị định 80/2017/ND-CP thì bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

“Bạo lực học đường” ngày nay muôn màu, muôn vẻ. Bạo lực trong ngôn ngữ gặp nhau hàng ngày, trong việc lập các hội, nhóm để xúc phạm nhau, kỳ thị, tẩy chay, cô lập nhau qua tin nhắn đe dọa, chửi bới và hành xử bạo lực trên các nền tảng mạng xã hội. Chưa kể, hiện nay nhiều học sinh cố tình đăng tải những thông tin, hình ảnh, video clip kích động bạo lực học đường.

Nguy hiểm hơn, là việc học sinh lên mạng để lập nhóm, chia phe chửi nhau, xúc phạm nhau, cô lập nhau và trả thù nhau chỉ vì những lý do như bất đồng quan điểm, sở thích, đam mê nào đó. Đa số học sinh bây giờ dành thời gian hàng ngày vào mạng nhiều hơn thời gian học và đọc sách.

Học sinh bây giờ đánh nhau không cần giấu giếm, đánh nhau để quay clip tung lên mạng dằn mặt nhau, cố tình làm nhục nhau. Các em bạo lực với nhau không chỉ dùng chân tay nữa mà còn cầm dao, kiếm và cả súng tự chế để “xử nhau” chỉ vì những lý do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông, bất đồng quan điểm, sở thích, thời trang, đố kỵ nhau trên mạng xã hội hoặc đơn giản là đánh cho bõ ghét hoặc cố tình làm nhục cho chừa.

Một thực tế rất lạ là trước đây, học sinh đánh nhau chủ yếu ở học cấp 3, nay chuyển sang đối tượng là học sinh cấp 2 và thậm chí cả cấp 1. Trước đây chủ yếu là nam sinh đánh nhau, ngày nay chủ yếu là nữ sinh đánh nhau và đánh theo kiểu “hội đồng”.

Khi nhà trường còn “bệnh” thành tích, cha mẹ còn “buông” con

Ngành Giáo dục đã và đang triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị TW 8 khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu: phát triển toàn diện con người Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Văn hóa học đường chính là nền tảng để rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất ấy cho thế hệ trẻ.

Song song, ngành Giáo dục cũng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (nói chính xác là Chương trình giáo dục phổ thông 2022 sửa đổi). Tuy nhiên, thực trạng bạo lực học đường vẫn ngày một gia tăng đến mức báo động. Có thể thấy bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, do sự chuyển biến về tâm, sinh lý của lứa tuổi “nổi loạn”, thích thể hiện mình và thích làm những gì mình muốn. Trong trường hợp cảm hứng, cảm xúc lên cao độ mà lý trí không đạt tới thì các em có thể lựa chọn cách cực đoan.

Thực tế, ở rất nhiều trường phổ thông còn nặng về giảng dạy kiến thức văn hóa mà quên đi nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống, về những kiến thức và nhận thức các bài học về lòng nhân ái, vị tha, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với người xung quanh. Học sinh bây giờ là học theo kiểu “ứng thi”, học để thi chứ không phải học để làm người, nên người. Trong các môn học phổ thông nhiều năm nay, nhóm môn khoa học xã hội là những môn học liên quan đến giáo dục hình thành thái độ, nhân cách, văn hóa ứng xử mà học sinh ít quan tâm, thậm chí là xem thường.

Thứ hai, sự thiếu quan tâm từ phía gia đình của ông bà, cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay mải mê kiếm tiền và phó mặc con cái của mình cho nhà trường trong bối cảnh một xã hội đầy cám dỗ, một môi trường đầy rẫy thứ để ham, để mê, để nghiện. Và khi con cái rơi vào tình trạng bị bạo lực học đường thì rất nhiều bậc phụ huynh lại thường có thói quen đổ lỗi lên thầy cô, nhà trường.

Thứ ba, sự bùng nổ mạnh mẽ của thông tin trong thời đại công nghệ 4.0 với internet, mạng xã hội với rất nhiều sách báo, phim ảnh, game ái tình và bạo lực... Chính mạng xã hội với đủ loại thông tin không thể kiểm soát vô tình đã xâm nhập, định hướng ngôn ngữ, sở thích và hành vi của các em theo hướng trào lưu bởi hiệu ứng đám đông. Cái tốt thì tiếp thu rất chậm, cái xấu thì hấp thụ rất nhanh. Học sinh bây giờ khi ra chơi giữa các tiết học thường ít khi ra khỏi lớp vận động sau từng tiết học mà dán mắt vào điện thoại với đủ trò ở trong đó. Đặc biệt sau vài năm vì đại dịch COVID-19, hầu như học sinh phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính.

Hệ quả mà giáo viên, phụ huynh bây giờ thấy rõ là rất nhiều học sinh bị nghiện game, rất lười học, lười đọc sách giáo khoa. Nhiều trò bạo lực ngoài đời được kích động từ nhiều trò game bạo lực. Điều cực kỳ nguy hiểm ở trong các vụ bạo lực học đường hiện nay là học sinh cố tình phát trực tiếp trên facebook hoặc quay video tung lên mạng xã hội để làm nhục người khác gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng về tinh thần của nạn nhân. Thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng.

Thứ tư, trong quá trình đổi mới giáo dục, bên cạnh những mặt tiến bộ, tích cực thì Bộ GD&ĐT đã hủy bỏ nhiều giải pháp mang tính “chế tài” cùng với “căn bệnh” thành tích trong giáo dục đã trở nên “nan y” đã làm cho nhiều học sinh bây giờ không còn biết sợ trước kỷ luật của nhà trường. Có rất nhiều biểu hiện và vụ việc bạo lực diễn ra trong khuôn viên lớp học, trường học nhưng do “bệnh” thành tích đã quá nặng, giáo viên sợ mất thi đua, trường sợ mất danh hiệu nên giấu giếm, để “giải quyết nội bộ”. Học kém vẫn lên lớp, hạnh kiểm yếu vẫn không bị lưu ban hay đuổi học và nếu bị đuổi học thì cũng chỉ là “tạm thời buộc thôi học”. Vấn đề kỷ cương, kỷ luật trong nhiều nhà trường với những học sinh yếu kém về ý thức, đạo đức chưa được coi trọng đúng mức, xử lý chưa nghiêm minh.

Trung bình 5 vụ bạo lực học đường/ ngày

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT thì trong một năm học trên toàn quốc có hơn 1.600 vụ học sinh đánh nhau, trung bình có 5 vụ/1 ngày và cứ trên 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau. Điều mà nhiều người thấy ngạc nhiên và lo ngại hơn là nạn bạo lực học đường lại xảy ra ở nữ giới với độ tuổi chủ yếu dao động từ 14 đến 17 tuổi.

Theo thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh, thiếu niên phạm tội. Trước đây, tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Hiện giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi từ 18 đến dưới 30, trong đó có hơn 75% các trường hợp bạo lực mà đối tượng chủ yếu là học sinh phổ thông. Tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Đọc thêm

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...