Không thể để người dân bỏ tiền mua tàu không an toàn, kém chất lượng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị.
(PLO) - Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, hôm qua (1/8), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải điều tra, xử lý nghiêm sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc đóng mới, cải tạo tàu cá.

Tái cơ cấu ngành khai thác hải sản

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, sau 3 năm thực hiện Nghị định 67, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân, đã thu được nhiều kết quả rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, hỗ trợ ngư dân...

Rõ nét nhất là những kết luận trong việc đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá; đóng mới 761 tàu trong đó có 301 tàu vỏ thép; việc đào tạo thuyền viên; bảo quản hải sản theo công nghệ mới; việc tổ chức sản xuất trên các vùng biển triển khai hiệu quả hơn… Chính từ chính sách trên đã tạo động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư đóng mới tàu cá có công suất lớn bằng vật liệu vỏ thép, vỏ vật liệu mới; ngư dân mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Việc triển khai thực hiện Nghị định 67 trong 3 năm qua cũng đã góp phần quan trọng vào việc tái cơ cấu ngành khai thác hải sản theo hướng bền vững và tổ chức lại sản xuất trên các vùng biển theo hướng vùng biển xa bờ tổ chức sản xuất theo tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá; giảm áp lực khai thác trên vùng biển ven bờ góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67 còn bộc lộ các hạn chế, tồn tại. “Chính sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Cơ sở hạ tầng nghề cá chất lượng thấp, thiếu đồng bộ, việc đầu tư, nâng cấp chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu của ngư dân”, Phó Thủ tướng cho biết và nhấn mạnh hạn chế lớn nhất trong quá trình triển khai Nghị định 67 chính là việc một số tàu vỏ thép tại Bình Định và một số tỉnh Nam Trung bộ bị hư hỏng do chất lượng kém, vỏ thép bị gỉ sét nặng, máy tàu thường xuyên bị hư hỏng... gây thiệt hại cho ngư dân và ảnh hưởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phó Thủ tướng cho rằng có nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng này như công tác kiểm soát chất lượng tàu cá còn nhiều hạn chế, từ khâu tư vấn thiết kế đến tổ chức thực hiện; công tác giám sát thẩm định còn thiếu chặt chẽ trong tất cả các khâu; công tác đăng kiểm còn bị buông lỏng. Trách nhiệm chính phải thuộc về các doanh nghiệp đóng tàu. 

Rút kinh nghiệm sâu sắc từ sự cố tàu vỏ thép đóng mới

Định hướng trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung thực hiện đồng thời hai nhóm giải pháp. Một mặt tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị định 67 đã nêu ra.

Cùng với đó, phải sớm nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của Nghị định 67 để phù hợp hơn, áp dụng hiệu quả hơn trong thực tiễn. Trong đó, nhiệm vụ ưu tiên cấp bách là sớm khắc phục sự cố tàu vỏ thép. “Không thể để người dân bỏ tiền ra mà phải mua tàu không an toàn, kém chất lượng”, Phó Thủ tướng nói và chỉ đạo: “Phải tăng cường vai trò giám sát của người dân, chủ tàu cá trong quá trình đóng mới, bảo dưỡng, nâng cấp tàu cá”.

Phó Thủ tướng yêu cầu phải điều tra, xử lý nghiêm sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc đóng mới, cải tạo tàu cá; chấn chỉnh công tác đăng kiểm. Các cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng tổng hợp, rà soát các cơ sở đóng mới, nâng cấp tàu cá, đưa ra khỏi danh sách các cơ sở không đủ điều kiện hoặc thiếu trách nhiệm trong đóng mới, sửa chữa tàu cá cho ngư dân; rà soát thiết kế, vật liệu đóng tàu đã ban hành; tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm của người dân.

Cũng theo Phó Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ cần sớm tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 theo tờ trình của Bộ NN&PTNT, tập trung ở mức cao nhất để hoàn thiện dự thảo, ban hành trong quý IV/2017. Các cơ quan chức năng cần có cơ chế huy động nguồn lực, xây dựng đồng bộ các hạ tầng thiết yếu của các cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng và đầu tư xây dựng các cảng cá động lực tại 5 khu vực là Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang.

Các địa phương cũng phải rút kinh nghiệm sâu sắc từ sự cố tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 bị hư hỏng, thực hiện việc khắc phục nhanh chóng, kịp thời cho ngư dân. Hướng dẫn ngư dân duy tu, sửa chữa định kỳ đối với các tàu cá vỏ thép theo quy định; tổ chức sản xuất hiệu quả, tập trung tổ chức đào tạo, tập huấn vận hành, bảo quản đối với các tàu cá vỏ thép theo quy định; theo dõi, đôn đốc ngư dân vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại kịp thời trả gốc và lãi khi đến hạn; kịp thời phát kiện, xử lý, báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; tập trung hỗ trợ đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, vận hành tàu vỏ thép…  

Đọc thêm

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng nay, 1/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH.

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới”. TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau lễ đón chính thức được tổ chức hết sức trọng thể tại Hoàng cung, sáng 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm, trao đổi sâu rộng với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.

Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước bứt phá và cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp 3).

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: https://bnc.tuyenquang.dcs.vn)
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.