Không khí Hà Nội ô nhiễm, Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân

Chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội có thời điểm đã lên đến mức xấu (lớn hơn 200)
Chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội có thời điểm đã lên đến mức xấu (lớn hơn 200)
người dân đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp hạn chế ra ngoài, hạn chế tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và kính mắt.

Liên tục trong nhiều ngày, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội ở mức xấu và kém. Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, từ 25-30/9, ghi nhận bụi PM2.5 tăng và duy trì vào đêm và sáng sớm, nhiều giờ AQI lên tới mức xấu (lớn hơn 200, rất có hại cho sức khỏe mọi người).

Theo báo cáo về chất lượng không khí tại Hà Nội và TP HCM trong tháng 9/2019 của Tổng cục Môi trường, số liệu dựa trên 13 trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn thành phố (1 trạm của tổng cục môi trường, 11 trạm của thành phố Hà Nội và 1 trạm của sứ quán Mỹ) đo được trong khoảng thời gian từ 12/9-29/9. Theo đó, nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng gia tăng trong thời gian từ 12-17/9, sau đó giảm từ 18-22/9 và tăng cao trở lại, duy trì liên tiếp trong các ngày từ 23-29/9.

Đặc biệt, từ 25-29/9, toàn bộ các trạm đều có giá trị PM2.5 vượt quy chuẩn Việt Nam. Nhiều trạm AQI ngày đã tăng cao gần tới mức xấu, đặc biệt trong ngày 29/9 còn ghi nhận giá trị AQI ngày của trạm đại sứ quán Mỹ vượt mức xấu (AQI hơn 200).

Ô nhiễm tập trung vào đêm và sáng sớm. Chỉ số AQI giờ khoảng thời gian này ở mức kém (AQI lớn hơn 100- nhóm nhạy cảm nên hạn chế ra ngoài). Thậm chí có những giờ lên tới mức xấu (AQI lớn hơn 200, rất có hại cho sức khỏe mọi người). Đặc biệt, trong sáng liên tiếp các ngày từ 25-30/9, ghi nhận một số trạm AQI giờ đã vượt ngưỡng 200. Tuy nhiên AQI giờ ở mức xấu chỉ xảy ra ở một số vị trí và thời điểm là các trạm Hoàn Kiếm, Thành Công, Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai, Sứ quán Mỹ và 556 Nguyễn Văn Cừ. Thời gian ô nhiễm cao điểm nhất từ 0h-6h. Trong đó từ 27-30/9 là những ngày có nhiều trạm, nhiều giờ, AQI ở mức xấu nhất trong 2 tuần.

Về nguyên nhân, theo Tổng cục Môi trường, xu hướng biến động bụi PM2.5 tại các thành phố phía bắc Việt Nam, trong đó có Hà Nội phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Nhận định sơ bộ nguyên nhân PM2.5 tăng cao do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh khuếch tán xuống nước ta, tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Đặc biệt, vào thời gian sáng sớm là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM 2,5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn.

Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ khu vực ngoại thành góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.

Ngoài ra, theo dõi về lượng mưa trong tháng 9 các năm từ 2013-2019 cho thấy năm 2019 có lượng mưa thấp nhất, liên tiếp trong nhiều ngày từ 21-30/9, toàn bộ khu vực Hà Nội không mưa. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm bụi tăng đột biến trong không khí.

Tại TP HCM tháng 9 cũng là thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt làm giảm khả năng hòa trộn và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí, cũng như làm xuất hiện hiện tượng sương mù quang hóa. Chất lượng không khí cũng có những diễn biến theo chiều hướng xấu.

Tổng cục Môi trường kiến nghị trong khoảng thời gian này và những ngày tiếp theo, với đặc điểm thời tiết giao mùa, ban ngày nắng khá mạnh, hanh khô, ban đêm nhiệt độ không khí mặt đất khá thấp, nghịch nhiệt vẫn có thể tiếp diễn, nồng độ bụi PM2.5 có thể tiếp tục duy trì ở mức cao tại một số thời điểm trong ngày, đặc biệt là đêm và sáng sớm

Do đó người dân đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp hạn chế ra ngoài, hạn chế tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và kính mắt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.