“Không để người dân mù mờ về chi phí khám chữa bệnh”

Công bố dịch vụ công thứ 100 của Bộ Y tế về "Kê khai, kê khai lại giá thuốc" tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Công bố dịch vụ công thứ 100 của Bộ Y tế về "Kê khai, kê khai lại giá thuốc" tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
(PLVN) - Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là không để cho người dân mù mờ về chi phí khám chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định “Ngành Y tế quyết tâm trong vấn đề đổi mới, công khai. Những dịch vụ công nào mà ngành Y tế cung cấp thì đều phải được công khai.

Sáng qua 17/11 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác làm việc vơiới Bộ Y tế nhằm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao và tình hình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), việc đơn giản hóa, cắt giảm các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.

Thách thức của ngành Y tế

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nêu 7 điểm nổi bật mà ngành Y tế đã thực hiện được trong thời gian qua. Trong đó, Bộ Y tế đã đạt được thành tích ấn tượng trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó, công tác hoàn thiện thể chế đã được Bộ quan tâm, chú trọng.

Từ đầu năm đến nay, Bộ đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua 2 Luật, không có văn bản quy định chi tiết Luật, Pháp lệnh bị nợ đọng. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đánh giá cao Bộ Y tế đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học trong khám, chữa bệnh và quản lý y tế… 

Đối với nhiệm vụ được giao của Bộ Y tế, từ ngày 1/1 đến 10/11/2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế tổng cộng 156 nhiệm vụ. Trong đó, Bộ đã hoàn thành 54 nhiệm vụ; 102 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn; 4 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành.

Nêu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là tất cả các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đều phải hoàn thành, không bỏ sót, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị Bộ Y tế tập trung hoàn thành các nhiệm vụ quá hạn.

Về nhiệm vụ triển khai xây dựng CPĐT, cải cách TTHC, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá cao Bộ Y tế đã tích cực triển khai gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia với số lượng tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước; 100% lãnh đạo bộ, lãnh đạo đơn vị thuộc bộ đã được cấp chữ ký số cá nhân để phê duyệt, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử…

Tại cuộc làm việc, Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh, đối với Bộ Y tế, dịch vụ công (DVC) phục vụ người dân doanh nghiệp rất lớn; cải cách của Bộ càng nhiều thì càng mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Bộ đã triển khai kết nối Cổng DVC của Bộ với Cổng DVC quốc gia nhưng chưa hoàn thành việc tích hợp đồng bộ kết quả xử lý hồ sơ và nền tảng thanh toán trên Cổng DVC quốc gia.

Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị Bộ Y tế khắc phục một số tồn tại, hạn chế như giải ngân vốn đầu tư công chậm; còn bất cập trong công tác khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế; quan tâm hơn nữa vấn đề quá tải bệnh viện chưa được cải thiện nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế...

Quyết tâm đổi mới

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, dù phải căng mình chống dịch Covid-19 nhưng Bộ Y tế vẫn quyết tâm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số… trong ngành; bước đầu đã có những kết quả khả quan.

Dẫn chứng một hoạt động được ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ mà ngành Y tế triển khai trong năm 2020 là khám chữa bệnh từ xa, ông Long cho biết, đến nay đã có 1.500 điểm cầu được kết nối, một số nước hiện đã xin kết nối với Việt Nam để cùng khám chữa bệnh.

Chuyển đổi số cũng được Bộ Y tế thực hiện rất quyết liệt. Ngày 20/11 tới đây, Bộ Y tế sẽ khai trương Cổng Công khai y tế, theo đó, tất cả các dịch vụ y tế sẽ được công khai. “60.000 loại thuốc, tất cả các trang thiết bị y tế lưu hành tại đất nước Việt Nam đều sẽ được công khai giá. 28.000 loại thực phẩm chức năng cũng sẽ được công khai, kể cả công khai về quảng cáo, tiến tới công khai cả giá bán”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định. Cùng với đó, tất cả các dịch vụ y tế của các cơ sở y tế cũng sẽ được công khai. 

“Ngành Y tế quyết tâm trong vấn đề đổi mới, công khai. Những dịch vụ công nào mà ngành Y tế cung cấp thì đều phải được công khai theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là không để cho người dân mù mờ về chi phí khám chữa bệnh”, ông Long khẳng định.

Tới đây, Bộ Y tế cũng sẽ khai trương 2 nền tảng bao gồm mạng lưới y tế Việt Nam để kết nối hơn 500.000 cán bộ y tế với nhau nhằm chia sẻ thông tin, chuyên môn và phần mềm điều hành điện tử tại 12.000 điểm trạm y tế xã, đảm bảo 100% các xã được điều hành điện tử, bỏ qua giấy tờ.

Vào đầu tháng 1/2021, Bộ sẽ chính thức đưa vào hồ sơ sức khỏe, khi đó, việc khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú sẽ không cần dùng giấy. Tới đây, Bộ cũng sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cấp phép các sản phẩm dược để đảm bảo khách quan, minh bạch, công khai.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Y tế tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, chỉ đạo các đơn vị chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là không để nhiệm vụ quá hạn, không để nhiệm vụ nào không thực hiện trọn vẹn.

Cùng với đó, Bộ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề thể chế; dự toán phí bảo hiểm xã hội; thanh toán không dùng tiền mặt với các DVC của ngành Y tế; chỉ đạo các bệnh viện đẩy mạnh hơn nữa nội dung thanh toán điện tử; tiếp tục thực hiện các nội dung về khám chữa bệnh từ xa...

Về nội dung cải cách TTHC, Tổ trưởng Tổ Công tác đề nghị Bộ Y tế rà soát kỹ lại quy trình thủ tục trước khi kết nối với Cổng DVC quốc gia, quan tâm dịch vụ nào người dân, doanh nghiệp quan tâm và cần nhất thì thực hiện trước. Tại buổi làm việc, Bộ Y tế đã tổ chức lễ công bố DVC thứ 100 của Bộ Y tế về “Kê khai, kê khai lại giá thuốc” tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia. 

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.