Công bố ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” trên nền tảng thiết bị di động

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bấm nút công bố ứng dụng 'Bảo hiểm xã hội số' trên thiết bị di dộng - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bấm nút công bố ứng dụng 'Bảo hiểm xã hội số' trên thiết bị di dộng - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
(PLVN) - Chiều nay, 16/11, tại Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức lễ công bố ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” trên nền tảng thiết bị di động, theo hình thức trực tuyến với 20.000 người dự tại 63 điểm cầu tại BHXH các tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu tại BHXH các quận, huyện trên phạm vi cả nước.

 

Theo BHXH Việt Nam, sau một thời gian tích cực, khẩn trương triển khai, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong nước, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, đến nay ứng dụng VssID đã hoàn thành để sẵn sàng đi vào hoạt động và được cung cấp trên 2 kho ứng dụng App Store - hệ điều hành IOS, Google Play - hệ điều hành Android.

VssID - BHXH số là một sản phẩm thuộc hệ sinh thái chuyển đổi số phục vụ người dân của ngành BHXH Việt Nam. Ứng dụng VssID hiện cung cấp các tiện ích, thông tin thiết yếu như: Theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tra cứu các thông tin: Mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh BHYT và các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; dịch vụ hỗ trợ 24/7...

Sử dụng ứng dụng VssID, người dùng còn có thể thực hiện vai trò giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của người sử dụng lao động, góp phần công khai, minh bạch thông tin và hạn chế tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của các đơn vị, doanh nghiệp.

Đồng thời, ứng dụng VssID còn là một kênh truyền thông trực tiếp đến người sử dụng, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN để người sử dụng thấy được giá trị nhân văn của các chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh khẳng định, việc triển khai ứng dụng VssID là một bước đi quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh để kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tại 10 tỉnh (gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum) chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bão, lũ, được sự thống nhất và ủng hộ của Bộ Y tế, BHXH Việt Nam đã và đang phối hợp với Bộ Y tế triển khai thực hiện thí điểm việc người dân tại 10 tỉnh nêu trên, sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trong ứng dụng VssID - BHXH số của BHXH Việt Nam trên điện thoại thông minh, thay thế thẻ BHYT giấy để khám chữa bệnh tại các cở sở khám chữa bệnh BHYT.

Phát biểu sau khi bấm nút công bố ứng dụng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc ra đời ứng dụng hôm nay là một bước tiến mạnh mẽ, thiết thực trong cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin của ngành BHXH, góp phần vào chiến lược số quốc gia và xây dựng Chính phủ điện tử.

Thủ tướng ghi nhận và biểu dương BHXH Việt Nam thời gian qua đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của ngành nhằm mang lại các lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT. Hiện diện bao phủ BHXH được mở rộng, tăng hơn 1,3 lần so với năm 2015, chiếm gần 33% lực lượng lao động vào năm 2020; tỉ lệ tham gia BHYT tăng từ 76,5% năm 2015 lên khoảng 91% năm 2020… Kết quả này đáng trân trọng.

Bằng việc cung cấp ứng dụng này, BHXH Việt Nam đã thể hiện tinh thần tiên phong của mình trong nỗ lực tạo thuận lợi cho người dân. “Tôi tin rằng đây là nguồn cảm hứng rất lớn cho các chủ thể trong hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số ở nước ta”, Thủ tướng nói. Với trên 60% dân số nước ta sử dụng điện thoại thông minh, Thủ tướng cho rằng, “Sắp tới đây, giá điện thoại thông minh mà đồng chí Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói là chỉ còn 600.000 đồng một chiếc, việc sử dụng VssID này sẽ phổ cập rất nhanh.

Ứng dụng này có lợi cho người dân mà việc gì có lợi cho người dân thì nên làm, từ việc nhỏ nhất. Qua ứng dụng, người lao động trên toàn quốc có thể trực tiếp theo dõi, giám sát việc đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động cho bản thân mình, bảo đảm công khai, minh bạch".

Nhân dịp này, chúc BHXH nhân rộng mô hình, cả hệ thống an toàn, cả thu và chi bảo hiểm, cả an toàn thông tin cho hàng triệu người sử dụng, Thủ tướng đề nghị phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng – hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và xây dựng hệ thống chính sách, tổ chức bộ máy BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

Tiếp tục tích hợp dịch vụ công, tiện ích thanh toán trực tuyến vào ứng dụng. Phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu triển khai đầy đủ thẻ BHYT trên ứng dụng. Bảm bảo an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin cho ứng dụng đặt ưu tiên cao bảo vệ thông tin cá nhân cho người tham gia BHXH. 

Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế, hướng tới củng cố niềm tin, sự hấp dẫn và hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia BHXH.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.