Không dễ để xử lý "hung thủ" phía sau những vụ án mẹ ôm con tự tử?

Trước những luồng dư luận về việc có hay không hành vi bức tử trong các vụ án mẹ ôm con tử tử liên tiếp xảy ra gần đây, chúng tôi đã phỏng vấn luật sư Nguyễn Ngọc Khương –  Trưởng Văn phòng Luật sư Doanh Thương, về những vấn đề pháp lý xung quanh vấn đề này.

[links()]Trước những luồng dư luận về việc có hay không hành vi bức tử trong các vụ án mẹ ôm con tử tử liên tiếp xảy ra gần đây, chúng tôi đã phỏng vấn luật sư Nguyễn Ngọc Khương –  Trưởng Văn phòng Luật sư Doanh Thương, về những vấn đề pháp lý xung quanh vấn đề này.

Ls Nguyễn Ngọc Khương - VP Luật Doanh Thương
Ls Nguyễn Ngọc Khương - VP Luật Doanh Thương

*  Gần đây, có rất nhiều vụ mẹ tự tử cùng con, có những người đã phải hầu tòa vì tước đoạt mạng sống của con mình (sau khi tự tử không thành). Theo ông, đâu là nguyên nhân của những vụ án đau lòng này?

- Nguyên nhân chủ yếu của những vụ án đau lòng đó là do người phụ nữ nông cạn không làm chủ được hoàn cảnh của mình. Họ có thể ở  trong những hoàn cảnh bị bế tắc, bị quẫn bách, cũng có những hoàn cảnh không đến mức như vậy, nhưng chỉ vì một phút nông nổi thiếu suy nghĩ và ý thức pháp luật còn hạn chế, đã khiến họ có hành vi dại dột, thậm chí đủ yếu tố để cấu thành hành vi phạm tội.

*  Trong những vụ án này, đứa trẻ bị tước đoạt mạng sống vì hành vi nông nổi của người mẹ, nhưng còn có những người gián tiếp  gây nên cái chết. Là chồng, là bố mẹ.... những người thân trong gia đình đã tạo áp lực cho người phụ nữ. Hành vi của họ có dấu hiệu tội phạm?

- Nếu như người chồng, bố mẹ chồng có các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 100 BLHS về Tội Bức tử: "Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát" thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật phòng chống bạo lực gia đình cũng có những quy định cụ thể về chín nhóm hành vi được nêu tại khoản 1 Điều 2 Luật này.

Đó là hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở...

*  Chưa có trường hợp nào mà những người này bị truy tố. Theo ông lý do vì sao?

- Thông tin về các vụ việc đó chúng ta chỉ biết qua báo chí. Còn đề có thể truy tố một ai đó, cơ quan điều tra phải làm việc rất cẩn thận. Theo tôi, điều khó khăn nhất để truy tố một người có hành vi tưởng như rõ ràng là phạm tội, đó là việc chứng minh hành vi phạm tội. Trên thực tế, việc chứng minh đó không dễ và thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

*  Cụ thể với trường hợp nạn nhân Nguyễn Thị Thắm ở Chương Mỹ, nhiều người cho rằng người chồng nạn nhân có thể bị truy tố vì tội bức tử. Quan điểm của ông thế nào?

- Qua những tình tiết mà tôi thu nhận được từ thông tin báo chí thì theo quan điểm của tôi là: Chưa có đủ cơ sở để có thể truy tố người chồng về tội Bức tử theo Điều 100 BLHS vì tính chất mức độ hành vi đối xử ức hiếp, ngược đãi của người chồng chưa đến mức đẩy người vợ vào con đường duy nhất là tự sát bởi bất kỳ người phụ nữ nào ở trong hoàn cảnh đó vẫn có thể có sự lựa chọn cách xử sự khác mà không phải là sự tự sát.

*  Liệu có phải vì những người phụ nữ trong các vụ án này không nghĩ rằng việc mình tước đoạt mạng sống của con là một hành vi phạm tội, bị pháp luật ngăn cấm, nên họ mới làm như vậy?

Tôi cũng nghĩ như vậy. Và dù có thể bị truy tố về hành vi giết người, thì họ cũng khác những tội phạm giết người khác ở nguyên nhân của hành vi. Mục đích của họ cùng là tước đoạt mạng sống của người khác. Nhưng những người mẹ này tước đoạt mạng sống của con mình vì nghĩ rằng như thế sẽ tốt hơn cho con. Họ sợ khi họ chết đi sẽ không ai chăm sóc cho con. Họ sợ cuộc sống mà họ cho rằng rất khó khăn vất vả. Do đó, có thể có những trường hợp họ biết rằng hành động như thế là phạm tội, nhưng vẫn cố làm.

*  Theo ông, cần phải làm gì để giảm thiểu loại tội phạm này?

- Cách tốt nhất là phải tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật, sự hiểu biết các quy định pháp luật cho người phụ nữ. Bên cạnh đó, cũng cần phải có những chương trình hành động xã hội để nâng cao đời sống người phụ nữ. Việc đẩy lùi nạn bạo lực gia đình theo tôi cũng là việc làm rất cần thiết để hạnh chế những vụ việc không đáng có này.

Nhật Thanh (t/h)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.