Không dễ để công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

Không dễ để công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
(PLO) -Giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là một công việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan trong nước cũng như cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan. Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các cơ quan đã có rất nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn những khó khăn phát sinh từ thực tiễn áp dụng quy định pháp luật.

Với tư cách là cơ quan đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ, từ năm 1994 - 2004, Bộ Tư pháp đã nhận được hơn 150 hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, đối với các hồ sơ xuất phát từ những nước chưa có với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp thì gần như không có hồ sơ yêu cầu nào được Tòa án Việt Nam chấp nhận. Từ năm 2004 - 2011, Bộ Tư pháp đã nhận được gần 70 hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. 

Có thể thấy rằng, mặc dù số lượng đơn yêu cầu tương đối nhiều nhưng số lượng đơn được chấp nhận lại không cao. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do cơ sở pháp lý chưa thực sự hoàn thiện nên quá trình thực thi vấp phải khó khăn. Điều này đã dẫn đến hệ quả là rất nhiều hồ sơ yêu cầu không được chấp nhận dẫn đến không bảo vệ được lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam.

Tuy nhiên, với sự ra đời của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015, nút thắt tương đối quan trọng này đã được tháo gỡ. BLTTDS ghi nhận “quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài”. Có điều, một khó khăn thực tế hiện nay là việc công nhận và cho thi hành quyết định, bản án chỉ được tiến hành trên cơ sở điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước có liên quan hoặc áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

Trong khi vẫn chưa có sự hướng dẫn áp dụng thống nhất nguyên tắc có đi có lại cũng như cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với nước có liên quan trong việc giải quyết yêu cầu công nhận thì yêu cầu của Việt Nam về xác minh các điều kiện liên quan đến bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thực hiện không hề dễ dàng hoặc mất rất nhiều thời gian. 

Mặt khác, Việt Nam chưa tham gia vào các công ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp nên công tác tống đạt giấy tờ, văn bản trong quá trình giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài gặp nhiều khó khăn, từ đó hạn chế khả năng giải quyết các đơn yêu cầu. Còn nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp đã được quy định trong BLTTDS cũng như trong Luật Tương trợ tư pháp nhưng ít phát huy tác dụng do không có hướng dẫn thi hành cụ thể. Điều này đem lại những điểm bất lợi cho Việt Nam khi mà Việt Nam đáp ứng yêu cầu ủy thác của nước ngoài nhưng ngược lại, phía cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không đáp ứng yêu cầu của Việt Nam.

Có thể nói, việc ban hành các cơ sở pháp lý cũng như tiến hành ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia khác là việc làm cần thiết để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động này, đồng thời tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quan hệ kinh doanh với Việt Nam. Cùng với đó, việc tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là vô cùng cấp thiết để góp phần xây dựng một hành lang pháp lý ổn định, phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế, xã hội, thúc đẩy giao lưu dân sự - kinh tế quốc tế phát triển.

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.