Không đại gia dược nào sản xuất vaccine nCoV

Chưa hãng dược lớn nào thông báo sản xuất loại vaccine mà Viện Y tế Quốc gia Mỹ phát triển, khiến các quan chức thấy "khó khăn và phẫn nộ". 

Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm bày tỏ sự bực bội với thực tế trên, khi bệnh do virus corona đã lấy mạng 1.369 người. 

Điều này cũng cho thấy thử thách lớn trong việc đưa kết quả nghiên cứu, mà Viện Y tế Quốc gia Mỹ phối hợp với công ty sinh phẩm Moderna Therapeutics đã có, ra thành sản phẩm vaccine bán trên thị trường. 

"Có các công ty có đủ năng lực làm được việc này, nhưng không phải lúc nào họ cũng dành sẵn lực lượng dự trữ để lập tức làm ra vaccine cho anh ngay khi anh cần", Fauci phát biểu trước một diễn đàn của Viện Aspen. 

Fauci cho rằng phải ít nhất một năm nữa vaccine ngừa virus corona mới có bán trên thị trường, đấy là trong kịch bản tốt, khi có một hãng dược lớn quyết định làm. 

Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm. Ảnh: Reuters

Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm. Ảnh:Reuters

Vaccine mà NIH và Moderna phát triển sử dụng công nghệ mRNA, được Sáng kiến Liên minh Phòng ngừa Dịch bệnh (CEPI) tài trợ nghiên cứu. CEPI cũng đang cung cấp tài chính cho ba đối tác khác nghiên cứu vaccine phòng corona. Tuy nhiên không một đối tác nào trong số này có đủ năng lực như các công ty dược để có thể sản xuất vaccine với số lượng lớn. 

Trên thực tế, nhiều hãng điều chế vaccine để chống chọi các khủng hoảng y tế chỉ có được thương phẩm khi dịch bệnh đã tắt. Họ gánh một đống chi phí khổng lồ bởi khi sản phẩm được cấp phép thì nhu cầu thị trường đã không còn. Doanh thu ngành vaccine toàn cầu đạt 54 tỷ USD năm ngoái, gấp đôi so với năm 2014, nhưng các đại gia dược vẫn ngại ngần. 

"Làm ra vaccine hoặc thuốc cho những đợt khủng hoảng y tế là rất khó. Cần rất nhiều thời gian và tiền bạc", ông Brad Concar, nhà đầu tư công nghệ sinh học Mỹ, nói. "Kể cả với những công ty thành công trong việc điều chế ra sản phẩm, lợi nhuận cũng ít, chứ không phải hàng tỷ USD như mọi người vẫn tưởng tượng". 

Pfizer, Merck, GlaxoSmithKline (GSK) và Sanofi chưa đề cập ý định làm vaccine nCoV kể từ khi đại dịch bùng phát. "Không một ai trong bốn đại gia cho thấy mong muốn đầu tư cả", tiến sĩ Ellen 't Hoen, giám đốc luật và chính sách y tế tại Đại học Y Groningen ở Amsterdam, nói. 

Một trong các lý do khiến vaccine trở nên tốn kém là quá trình cấp phép rất dài hoặc dễ bị rút phép. 

Vaccine ngừa cúm lợn do GlaxoSmithKline sản xuất từng được tiêm cho 6 triệu người Mỹ trong mùa dịch 2009-10, nhưng đã bị ngừng lưu hành sau đó do tác dụng phụ gây buồn ngủ nhiều lần trong ngày cho một số người. 

Vaccine ngừa Ebola do Merck sản xuất, được sử dụng theo kiểu "thử nghiệm" khắp Guinea, Tây Phi, năm 2015 khi dịch nổ ra. Đến cuối năm ngoái nó mới được Cơ quan quản lý Thực phẩm Dược phẩm Mỹ cấp phép. 

"Khi chúng tôi làm về Ebola, có một đại gia vaccine tham gia và cũng chi rất nhiều tiền nhưng giờ họ rút rồi", Fauci nói."Sẽ khó mà kéo được các hãng lớn làm việc này". 

Một vài hãng dược khác bắt đầu có động thái trong cuộc chiến với corona. Johnson & Johnson hôm qua tuyên bố quan tâm đến việc phát triển vaccine, và có thể sẽ hợp tác với một cơ quan nghiên cứu của Cục dịch vụ Y tế và Nhân đạo Mỹ. Giám đốc bộ phận vaccine của hãng, ông Rick Bright, phát biểu: "Tốc độ là điều quan trọng để cứu mạng nhiều người và giảm thiểu lây lan virus".

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.