Không có cơ sở để ACV sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay

Không có cơ sở để ACV sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay
(PLO) - Căn cứ quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 và văn bản số 1261/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ (VPCP) thì từ ngày 1/1/2018, toàn bộ số tiền thu được từ khai thác tài sản hạ tầng khu bay (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản) phải được nộp vào Ngân sách Nhà nước (NSNN).

Đó là khẳng định của Bộ Tài Chính phúc đáp công văn của VPCP về phương án sử dụng vốn đầu tư để cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh (CHC) và đường lăn tại các cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất và Nội Bài theo đề nghị của Bộ GTVT.

ACV đang “hưởng lợi” từ tài sản nhà nước?

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được thành lập vào năm 2012 trên cơ sở sát nhập 3 Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ngày 6/10/2015, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ ACV. ACV chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ ngày 1/4/2016.

Điều đáng nói, trong quá trình cổ phần hóa ACV và theo phương án cổ phần hóa ACV đã được TTg CP phê duyệt thì toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng khu bay (đường CHC, đường lăn) được loại trừ, không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Nói cách khác, cho đến nay, toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng khu bay vẫn là tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

Đối chiếu với quy định của pháp luật thì, việc đầu tư, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng khu bay phải được thực hiện theo các nguyên tắc và quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Theo đó, mọi tài sản nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.

Tuy nhiên, trên thực tế, do “bỏ ngỏ”, chưa có cơ chế quản lý, khai thác tài sản thuộc khu bay nên từ sau khi cổ phần đến nay, ACV vẫn tiếp tục quản lý, khai thác cho hoạt động phục vụ ngành hàng không. 

Kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của ACV của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ: Theo Báo cáo tài chính của ACV cho niên độ từ ngày 1/4/2016 đến ngày 31/12/2016 được lập vào ngày 6/6/2017, doanh thu và chi phí liên quan đến hoạt động tại khu bay được tách riêng và chênh lệch doanh thu lớn hơn chi phí của khu bay là 600 tỷ đồng, hiện ACV đang quản lý nguồn thu này. Kiểm toán Nhà nước kiến nghị nộp khoản tiền này vào Ngân sách Nhà nước.

Kết luận thanh tra số 2569/KL-TTCP ngày 12/10/2017 của Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT kiểm tra, rà soát đề xuất hướng xử lý số tiền hơn 903 tỷ đồng từ việc trích khấu hao tài sản cố định khu bay tính từ 30/6/2014.

Liên quan đến việc sử dụng nguồn thu từ khai thác tài sản khu bay giai đoạn từ 1/7/2014 đến 31/12/2012, tại văn bản số 104/BC-BTC ngày 15/12/2017 báo cáo TTCP về việc thực hiện Kết luận thanh tra tại ACV, Bộ Tài Chính cũng đã kiến nghị xử lý như sau: 

“Giai đoạn từ ngày 1/7/2014 đến ngày 30/6/2017: Xử lý thu vào NSNN phần chênh kệch giữa tổng thu từ khu bay và chi phí liên quan đến khai thác, vận hành khu bay, chi phí đầu tư nâng cấp tài sản khu bay và thực hiện ghi thu, ghi chi NSNN theo đúng quy định; giai đoạn từ 1/7/2017 đến 31/12/2017: Xác định chênh lệnh thu, chi từ việc khai thác tài sản khu bay để xử lý thu vào NSNN”.

Ngày 2/2/2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã có ý kiến “đồng ý về nguyên tắc” kiến nghị của Bộ Tài chính như trên. 

Không phù hợp với quy định về quản lý tài sản công

Trong khi ACV chưa nộp lại nguồn thu từ khai thác tài sản khu bay vào NSNN như kiến nghị, Bộ GTVT lại bất ngờ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép ACV sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay để đầu tư.

Cụ thể, theo văn bản số 1287/BGTVT-KHĐT ngày 2/2/2018, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ  xem xét bổ sung danh mục và bố trí kế hoạch vốn trung hạn 201602020 dự kiến khoảng 4210 tỷ đồng để đầu tư các dự án khu bay tại CHKQT Tân Sơn Nhất và Nội Bài.

Trường hợp, không thể bố trí vốn NSNN, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ  xem xét phương án cho phép ACV sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay để thực hiện đầu tư các dự án nêu trên và tiếp tục hạch toán, theo dõi và ghi thu, ghi chi NSNN riêng.

Cho ý kiến về đề nghị này, Bộ KH&ĐT cho rằng, nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ GTVT hiện chỉ còn khoản vốn dự phòng 10% chưa phân bổ. Nguồn vốn dự phòng này còn phải để giải quyết các tồn đọng về vốn của Bộ GTVT nên không có cơ sở để bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho các dự án nâng cấp năng lực khu bay như đề xuất của Bộ GTVT.

Về việc cho phép ACV được sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay để thực hiện đầu tư các dự án hạ tầng khu bay tại CHCQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất và tiếp tục hạch toán, theo dõi, ghi thu, ghi chi NSNN, Bộ Tài chính cho rằng “chưa phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý tài sản công và NSNN và không có cơ sở để thực hiện”.

Đồng tình, Bộ KH&ĐT còn cho rằng: “ACV hiện đã được cổ phần hóa và có sự tham gia góp vốn của cổ đông tư nhân. Vì vậy Nhà nước không thể giao cho ACV làm chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn NSNN”.

Ngày 28/5/2018, VPCP đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ: “việc sử dụng nguồn thu từ các hoạt động khai thác tài sản khu bay thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật có liên quan”./.  

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.